Làm ruộng thất, thất chỉ một năm
Lấy vợ gả chồng sai, sai cả đời
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Chạy có cờ
-
Thẳng ruột ngựa
-
Kêu cho thấu, tấu cho thông
Kêu cho thấu, tấu cho thông
-
Xấu máu đòi ăn của độc
-
Ăn đều tiêu sòng
-
Tốt quá hóa lốp
-
Ăn như hộ pháp cắn chắt
-
Sẩy đàn tan nghé
Sẩy đàn tan nghé
-
Con đàn cháu đống
Con đàn cháu đống
-
Lúa tốt tại phân, người nhân tại tính
Lúa tốt tại phân
Người nhân tại tính -
Lúc khôn đã già
Lúc khôn đã già
Lúc biết ăn bớt đã ra lão làng -
Lủi thủi như hủi đi chợ trưa
Lủi thủi như hủi đi chợ trưa
-
Lí gian bàn ngay
Lí gian bàn ngay
-
Lắm nghề xề môi
-
Lắm kẻ yêu như diều gặp gió
Lắm kẻ yêu như diều gặp gió
Chẳng ai ngó như chó đầu hè -
Làm giàu có số ăn cỗ có phần
Làm giàu có số
Ăn cỗ có phần -
Tốt tóc nhọc cột nhà
-
Tiếng cả nhà không
-
Tiền ngắn mặt dài
Chú thích
-
- Thất
- Mất (từ Hán Việt).
-
- Chạy có cờ
- Chạy tất tả, gấp rút. Xem thêm Chạy như cờ lông công.
-
- Thẳng ruột ngựa
- Tính tình thẳng thắn, cương trực, nói không kiêng nể. Về nguồn gốc của phương ngữ này, PGS TS Phạm Văn Tình cho rằng: Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 25-35cm. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Dư trong Ngựa và Thẳng ruột ngựa lại có một giả thuyết khác, theo đó "ngựa" là một cách chỉ gái điếm, và "Thẳng ruột ngựa" thật ra là một cách nói trào phúng, tương tự như câu "Thật thà như lái trâu."
-
- Xấu máu đòi ăn của độc
- Xấu máu chỉ đàn bà con gái ốm yếu, kinh nguyệt không đều. Người xấu máu mà ăn của độc, thì bệnh sẽ nặng thêm, người càng ốm yếu. Nghĩa bóng câu này muốn nói người ở địa vị thấp mà đòi danh vọng cao, người bất tài mà đòi làm việc lớn.
-
- Ăn đều tiêu sòng
- Ăn, tiêu (nhất là ăn chung, làm chung) công bằng, sòng phẳng, rành mạch.
-
- Lốp
- (Lúa) bị lép hạt.
-
- Hộ Pháp
- Theo quan niệm của một số tông phái đạo Phật, Hộ Pháp (dịch từ tiếng Sanskrit धर्मपाल Dharmapāla) là những vị thần tự nguyện bảo vệ và duy trì Phật pháp, phù hộ che chở những người tu hành. Các chùa thường có tượng các vị hộ pháp dưới nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tượng Hộ Pháp Vi Đà, đặt đối diện với tượng Thích Ca. Một số chùa lại có tượng hai vị Hộ Pháp: một là Khuyến Thiện, một là Trừng Ác. Tượng Hộ Pháp thường mặc áo giáp, đội mũ trụ, tay cầm binh khí.
-
- Cắn chắt
- Cắn ăn hạt lúa (cho vui miệng hoặc đỡ đói).
Về ngóng cô nàng xưa cắn chắt
cười lia dăm hạt cốm
giờ đã nằm sương giậu lả tầm xuân
(Người không về - Hoàng Cầm)
-
- Lắm nghề xề môi
- Biết nhiều nghề nhưng không tinh, không chuyên một món nào cả nên khó kiếm ăn (đói trề môi).
-
- Tốt tóc nhọc cột nhà
- Ngày trước, các bà, các cô tóc dài mỗi khi gội đầu, muốn cho tóc chóng khô để quấn tóc hay vấn khăn, thường có thói quen quật mái tóc nhiều lần vào cột nhà.
-
- Tiếng cả nhà không
- Tiếng cả là tiếng to, tiếng lớn, tức danh vọng cao. Nhà không là nhà không có gì, không có thóc lúa tiền của. Câu này có ý nghĩa như câu Có tiếng mà không có miếng.
-
- Tiền ngắn mặt dài
- Tiền ngày xưa được xâu thành chuỗi. Tiền ngắn nghĩa là xâu tiền ngắn, số tiền nhỏ. Tiền nhỏ thì mặt dài, nghĩa là mặt mày khó chịu.