Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Muốn ăn cơm chăm
-
Nước Thanh Lanh, ma Kẽm Dõm
Dị bản
-
Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc
-
Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy
-
Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về
-
Đất chỉ vàng, làng cò trắng
-
Chả nhầm, vải Lầm bán cho ai
-
Sim ra nụ, lúa có đòng
-
Trai tơ Tuân Lộ, gái tơ Thanh Bào
-
Ngọt ngào Cam Giá
-
Đánh trống qua cửa nhà sấm
-
Múa búa trước cửa Lỗ Ban
Dị bản
Múa rìu trước cửa Lỗ Ban
Múa bùa trước cửa Lỗ Ban
-
Tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm
Tối ăn khoai đi ngủ,
Sáng ăn củ đi làmDị bản
Tối ăn khoai đi ngủ,
Sáng ăn củ đi làm,
Trưa về ăn khoai lang uống nước
-
Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân
-
Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới
-
Đất cũ đãi người mới
Đất cũ đãi người mới
-
Ăn quán ngủ đình
Ăn quán ngủ đình
-
Trăng khi tròn khi khuyết, nước khi lớn khi ròng
-
Trôi sông lạc chợ
Trôi sông lạc chợ
Chú thích
-
- Cồn Tiên
- Địa danh nay thuộc xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những mặt trận ác liệt trong chiến tranh Việt Nam.
-
- Trộ
- Trận (phương ngữ).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Chạp
- Tháng thứ mười hai âm lịch. Có thuyết cho chạp do đọc trạch từ tiếng Hán lạp nguyệt mà ra.
-
- Thanh Lanh
- Một làng nay thuộc xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước kia Thanh Lanh là vùng rừng núi âm u, không người ở, khí hậu ẩm thấp, nổi tiếng “ma thiêng nước độc.”
-
- Kẽm Dòm
- Một con đèo trên núi Sóc Sơn, giữa hai huyện Kim Anh và Đa Phúc (trước kia thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, sau hợp nhất thành huyện Sóc Sơn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, nay thuộc Hà Nội).
-
- Ngọc Bội
- Một làng nay thuộc xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Độc Tôn
- Một dãy núi gồm khoảng 8-9 đỉnh núi, thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngoài đỉnh cao nhất là Hàm Lợn (còn có tên là Chân Chim, cao 500m, được mệnh danh là "mái nhà của Hà Nội"), dãy Độc Tôn còn có các đỉnh Thanh Lanh, Bà Tượng, Lục Dinh... đều là những đỉnh núi cao và hiểm trở.
-
- Sóc Sơn
- Tên một huyện và cũng là tên một ngọn núi (còn gọi là núi Sóc, núi Mã, núi Dền hay núi Vệ Linh) ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết, đây là nơi sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng cởi áo giáp, bỏ lại roi và cùng ngựa sắt bay về trời. Núi Sóc trước kia thuộc địa phận Vĩnh Phúc, từ 1976 thuộc Hà Nội.
-
- Đồng Bay
- Một cánh đồng ở xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
-
- Tam Đảo
- Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
-
- Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về
- Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Vào mùa mưa, thấy mây đen dày đặc đỉnh núi Tam Đảo biết là nước lũ sẽ đổ về, một luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang) và thôn Thanh Lanh (xã Trung Mỹ) theo sông Cầu Bòn tràn về sông Hương Canh (Bình Xuyên), một luồng theo sông Sơn Tang (sông Phan) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), có thể làm ngập úng cả vùng lòng chảo nam Bình Xuyên - bắc Yên Lạc.
-
- Đất chỉ vàng, làng cò trắng
- Làng cổ Thụ Ích (nay thuộc xã Yên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) trước kia có nghề làm chỉ tơ tằm, ruộng đồng lại tươi tốt, thẳng cánh cò bay (theo Địa chí Vĩnh Phúc).
-
- Lâm Xuyên
- Còn gọi là làng Lầm, một làng nay thuộc xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng trước có nghề dệt vải vuông, nhưng vải xấu.
-
- Sim
- Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
-
- Đòng
- Bông lúa non, sẽ phát triển thành hoa rồi thành hạt lúa. Lúa trổ đòng (hoặc lúa đòng đòng) là lúa đã bắt đầu ra bông, hứa hẹn vụ mùa bội thu.
-
- Tuân Lộ
- Tên Nôm là Kẻ Dùa hay Dùa (nay quen gọi là Rùa), một làng nay thuộc xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng nổi tiếng với món đậu phụ gọi là đậu Rùa.
Đình Tuân Lộ
-
- Thanh Bào
- Tên một thôn nay thuộc xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Cam Giá
- Tên một làng nay thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Kim Đê
- Tên Nôm là Kẻ Đê, một làng thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghi thức lấy nước ở đình Kim Đê
-
- Thủ Độ
- Tên một làng nay thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nghề mộc truyền thống An Tường chủ yếu ở địa bàn hai làng Thủ Độ và Bích Chu.
-
- Đánh trống qua cửa nhà sấm
- Có ý nghĩa như “Múa rìu qua mắt thợ.”
-
- Lỗ Ban
- Được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có nguồn dẫn rằng ông là một thợ mộc rất giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN), tên là Ban, nên gọi là Lỗ Ban (ông Ban người nước Lỗ). Theo dân gian, trong nghề mộc có “bùa Lỗ Ban” do những người thợ mộc dùng ếm cho chủ nhà phải gặp tai ương.
-
- Rét đài
- Rét váo tháng giêng âm lịch, khi mầm cây và nụ hoa còn được che chở trong đài.
-
- Rét lộc
- Rét vào tháng hai âm lịch, lúc này chồi cây (lộc) bắt đầu phát triển.
-
- Rét nàng Bân
- Xem chú thích Nàng Bân.
-
- Gạo hom
- Một loại gạo đặc sản của tỉnh Thái Bình. Cây lúa hom thân dài, ưa những chân ruộng trũng. Hạt lúa hom bầu như hạt nếp cái hoa vàng, đuôi hạt thóc có râu. Cơm nấu bằng gạo hom vừa thơm, vừa dẻo vừa đậm đà.
-
- Giường hòm
- Loại giường trên giường dưới hòm, vừa dùng để nằm vừa dùng chứa quần áo, đồ trang sức hoặc thóc gạo, ngày xưa chỉ những nhà khá giả mới có.
-
- Hải Triều
- Tên Nôm là làng Hới, một làng nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, có nghề truyền thống là dệt chiếu. Chiếu Hới có nhiều loại khác nhau: cải, đậu, đót, trơn, kẻ dọc màu, ít hoa, cạp điều, sợi xe... Chiếu mới có màu trắng ngà, ưa nhìn, mùi thơm dễ chịu của cói đồng, dùng lâu ngả sang màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình theo tên tỉnh.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.