Miếng thịt nó bịt cái mồm
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Cho ngày nay, cho ngày mai, cho hai ngày sau
-
Trai chê vợ, mất của tay không
Trai chê vợ, mất của tay không,
Gái chê chồng, một đồng thành bốn -
Giỏi đan long mốt, dốt đan long hai
Dị bản
Thông đan lồng mốt,
Dốt đan lồng hai
-
Trâu ho bằng bò rống
Trâu ho bằng bò rống
-
Trâu đeo mõ, chó leo thang
Cơm đồ, nhà gác
Nước vác, lợn thui
Ngày lùi, tháng tới
Quần một ống, áo tầy gang
Trâu gõ mõ, chó leo thangDị bản
Trâu đeo mõ, chó leo thang
-
Để lâu cứt trâu hóa bùn
Để lâu cứt trâu hóa bùn
Dị bản
Cứt trâu để lâu hóa bùn
-
Dai như trâu đái
Dai như trâu đái
-
Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy
Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy
-
Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu
Thân trâu trâu lo,
Thân bò bò liệu -
Mang tơi đội nón
-
Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định
-
Năm xung tháng hạn
-
Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong
-
Khoai hai lá, cá đi ăn
-
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
-
Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc
Nắng sớm thì đi trồng cà,
Mưa sớm ở nhà phơi thóc. -
Năng may hơn dày giẻ
-
Năm Tỵ, năm Ngọ ai có nấy ăn
Năm Tỵ, năm Ngọ ai có nấy ăn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Một cái lồn lạ bằng một tạ lồn quen
Một cái lồn lạ bằng một tạ lồn quen
Chú thích
-
- Cho ngày nay, cho ngày mai, cho hai ngày sau
- Nhại khẩu hiệu "Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau," mô tả tình trạng chạy ăn từng bữa dưới thời bao cấp.
-
- Lồng mốt, lồng hai
- Có nơi gọi là "long mốt, long hai," hai kiểu đan nan tre hoặc mây. "Lồng mốt" hay "lồng một" là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn. Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít. Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai.
-
- Nhà sàn
- Nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột, cách mặt đất (hoặc mặt nước) một khoảng, thường thấy ở miền rừng núi hay trên các mặt hồ rộng.
-
- Lịch Đoi
- Cũng gọi là lịch tre hoặc lịch đá, một loại lịch cổ của người Mường. Lịch được đặt tên theo sao Đoi, cách người Mường gọi sao Thần Nông. Lịch Đoi gồm 12 thanh tre, mỗi thanh chỉ một tháng trong năm. Trên mỗi thanh khắc 30 vạch, mỗi vạch chỉ một ngày. So với dương lịch, lịch có ngày lùi 1, tháng tiến 3 (ví dụ ngày 9/10/2017 dương lịch trùng với ngày 8/1/2018) nên thường gọi là "ngày lui tháng tới." Lịch Đoi ngày nay hầu như chỉ được dùng trong các nghi thức tính ngưỡng.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định
- Bốn người được cho là giàu nhất Sài Gòn (cũng như cả Nam Kỳ lục tỉnh và toàn cõi Đông Dương) vào cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20:
- Huyện Sỹ: Tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ, quê ở Long An. Ông là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.
- Tổng đốc Phương: Tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841-1914), một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
- Bá hộ Xường: Tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), người gốc Hoa.
- Bá hộ Định: Tên thật là Trần Hữu Định, làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.Về vị trí thứ 4, câu này có một số dị bản: tứ Trạch (Trần Trinh Trạch, dân gian còn gọi là Hội đồng Trạch), tứ Hỏa (Hui Bon Hoa hay Huỳnh Văn Hoa, dân gian còn gọi là chú Hỏa) hoặc tứ Bưởi (Bạch Thái Bưởi).
-
- Năm xung tháng hạn
- Thời kì gặp nhiều rủi ro, tai họa, theo quan điểm về lí số. Ví dụ, những người sinh vào năm thân thì dễ gặp xui xẻo trong những "năm xung" là Dần, Thân, Tị, Hợi.
-
- Vua Lê chúa Trịnh
- Một thời kì trong lịch sử nước ta, kéo dài từ năm 1545, khi Trịnh Kiểm thâu tóm toàn bộ binh quyền nhà Lê, cho đến năm 1786, khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc đánh Thăng Long "phù Lê diệt Trịnh." Trong giai đoạn này mặc dù nhà Lê trên danh nghĩa vẫn tồn tại, nhưng thực chất quyền hành nằm cả trong tay các chúa Trịnh. Quan hệ vua Lê-chúa Trịnh thật ra là quan hệ cộng sinh: Vua Lê muốn tồn tại được phải nhờ cậy vào thế lực của chúa Trịnh; ngược lại, Chúa Trịnh muốn tiêu diệt được các đối thủ của mình cũng phải dựa vào “cái bóng” của vua Lê.
-
- Khoai hai lá, cá đi ăn
- Thời điểm đầu năm, trồng khoai bắt đầu ra hai lá thì cá bắt đầu đi kiếm ăn.
-
- Năng may hơn dày giẻ
- Bán hàng giá rẻ nhưng nhiều người mua (năng may) thì có lợi mau giàu hơn là bán mắc (dày giẻ) mà ít người mua. Cũng có nguồn giải thích: cần cù lao động (năng may) thì hơn là làm giàu bất chính ("dày giẻ" được hiểu là ăn cắp vải của khách).