Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Peugeot
    Đọc là pơ-giô, cũng gọi là , một nhãn hiệu xe đạp của Pháp. Loại xe này có mặt phổ biến ở miền Bắc nước ta vào thời bao cấp, được ưa chuộng nhất là màu đồng hun (gọi là pơ-giô cá vàng).

    Một chiếc xe đạp Peugeot

    Một chiếc xe đạp Peugeot

  2. Cub
    Tên một dòng xe máy của hãng Honda, có mặt ở nước ta từ khoảng 40 năm về trước. Trong thời kì bao cấp, sở hữu một chiếc Honda Cub cũng giống như có một chiếc xe hơi bây giờ. Hiện nay nhiều người vẫn chơi Honda Cub như một thú vui hoài cổ.

    Honda Cup 81 “kim vàng giọt lệ”

    Honda Cup 81 “kim vàng giọt lệ”

  3. Cóc
    Tiếng lóng thời bao cấp ở miền Bắc, chỉ bố mẹ hoặc ông bà già.
  4. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  5. Gụ lau
    Gọi tắt là gụ, cũng gọi là gõ dầu hoặc gõ sương, một loại cây gỗ thân lớn mọc rải rác trong các khu rừng nhiệt đới. Gỗ gụ là một loại gỗ quý, có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè.
  6. Đỗ Mười
    Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (1991-1997). Cùng với người tiền nhiệm là Nguyễn Văn Linh, ông đóng vai trò rất lớn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời góp phần giữ vững vị thế của Đảng Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ.

    Bởi I myself cropped, original author is Lưu Ly at vi.wikipedia.org – cropped from original image here File:Đỗ Mười in UN Day of Vesak 2008.JPG, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=4109506

    Đỗ Mười

  7. Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
    Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
  8. Chân chữ bát
    Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
  9. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  10. Cà cuống
    Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.

    Con cà cuống

    Con cà cuống

  11. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  12. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  13. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  14. Tiền lẻ hơn thẻ thương binh
    Dưới thời bao cấp, tiền mệnh giá thấp (hào, xu) trở nên hiếm hoi một cách nghiêm trọng. Các nhân viên mậu dịch vì thế tự ý đặt ra quy định: ai có tiền lẻ thì được ưu tiên mua hàng trước cả thương binh.
  15. Dưới thời bao cấp, nhà vệ sinh chung trong các chung cư, nhà tập thể đều dùng xí xổm.
  16. Sợi phíp
    Từ tiếng Pháp fibre, nghĩa là sợi bông.
  17. Kaki
    Từ khaki, một loại vải dày thường dùng để để may quần tây, đồ lính cứu hỏa, quân đội, đồng phục bảo vệ, quần học sinh…

    Vải kaki

    Vải kaki

  18. Sợi phíp thì đi, kaki ở lại
    Chế giễu việc lái xe thời bao cấp thường chỉ cho phụ nữ (mặc quần vải phíp) chứ không cho đàn ông (mặc quần vải kaki) đi nhờ xe.
  19. Đây là "tâm sự" của những người đánh xổ số kiến thiết dưới thời bao cấp.
  20. Nhất tàu, nhì xe, tam phe, tứ hói
    Tàu: thủy thủ tàu viễn dương. Xe: tài xế. Phe: con buôn. Hói: cấp lãnh đạo. Câu này "xếp hạng" độ giàu có của các thành phần trong xã hội thời bao cấp.
  21. Tám mươi tươi hơn tám mốt, tám mốt tốt hơn tám hai
    Những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ 20, đời sống mỗi năm một khó khăn dần do cơ chế bao cấp.