Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Nhìn thì thèm nhưng ăn thì ít.
  2. Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
    Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
  3. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  4. Cà cuống
    Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.

    Con cà cuống

    Con cà cuống

  5. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  6. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  7. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  8. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  9. Làm như khách chìm tàu
    Làm xí xô xí xào, làm ra tiếng ồ ào, kêu la inh ỏi, như người Ngô chìm tàu, có nghĩa là làm tâng bầng vỡ lở, dấy tiếng om sòm, rần rần. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  10. Ăn khín
    Ăn nhờ, ăn chực.
  11. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  12. Ăn ở trần, mần mặc áo
    Lúc ăn thì cởi trần ra mà ăn cho khoẻ, đến khi làm thì làm (mần) thì (cứ như) vướng víu quần áo. Câu này hàm ý chê những người lười biếng, làm ít ăn nhiều.
  13. Ăn mật trả gừng
    Ăn thứ ngon ngọt, trả thứ đắng cay. Ý nói được người đối đãi tử tế, lại đối xử với người không ra gì.
  14. Ăn lấy đời chơi lấy thời
    Ăn thì lấy đời sống làm giới hạn, nghĩa là người ta phải ăn suốt đời, đến bao giờ chết mới thôi; còn chơi thì lấy thời gian làm giới hạn, nghĩa là người ta chơi thì tùy lúc, tùy thời, không thể lúc nào cũng chơi được.
  15. Ăn ít ngon nhiều
    Ăn ít thì thấy ngon miệng, ăn nhiều quá thì thấy ngán, mất ngon. Nghĩa bóng câu này có ý nói: không nên quá tham lam.
  16. Ăn cướp cơm chim
    Theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Phần ăn của con chim chỉ nhờ vào mấy hạt cơm rơi của người, không đáng gì mà còn nỡ ăn cướp của nó, khiến mình cũng chẳng no mà nó thì chết đói. Câu này ý nói: Ăn cướp cả cái nhỏ nhặt nhất của kẻ hèn yếu.
  17. Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất
    Nồi bảy là nồi thổi được bảy suất cơm cho bảy người ăn. Nồi ba là nồi thổi được ba suất cơm cho ba người ăn. "Ăn nồi bảy thì ra" là nhà phải thổi cơm nhiều người ăn, thì làm ra tiền ra thóc. "Ăn nồi ba thì mất" là ít người ăn thì ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu, không làm lợi ra chút nào. Câu này nói ý nhà có thợ làm nhiều (như vụ cày vụ gặt), thì lại làm ra tiền của; trái lại nhà nghèo chỉ có vợ chồng con cái, tuy ít tiêu nhưng ăn tiêu đồng nào hết đồng ấy, không làm ra tiền. (Theo Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  18. Hộ Pháp
    Theo quan niệm của một số tông phái đạo Phật, Hộ Pháp (dịch từ tiếng Sanskrit धर्मपाल Dharmapāla) là những vị thần tự nguyện bảo vệ và duy trì Phật pháp, phù hộ che chở những người tu hành. Các chùa thường có tượng các vị hộ pháp dưới nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tượng Hộ Pháp Vi Đà, đặt đối diện với tượng Thích Ca. Một số chùa lại có tượng hai vị Hộ Pháp: một là Khuyến Thiện, một là Trừng Ác. Tượng Hộ Pháp thường mặc áo giáp, đội mũ trụ, tay cầm binh khí.

    Hộ Pháp Vi Đà

    Hộ Pháp Vi Đà

  19. Cắn chắt
    Cắn ăn hạt lúa (cho vui miệng hoặc đỡ đói).

    Về ngóng cô nàng xưa cắn chắt
    cười lia dăm hạt cốm
    giờ đã nằm sương giậu lả tầm xuân

    (Người không về - Hoàng Cầm)