Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Cửa Đông
    Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ngoài cửa đông thành Thăng Long, ngày nay là phố Cửa Đông.
  2. Lộn chồng
    Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
  3. Năng
    Hay, thường, nhiều lần.
  4. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  5. Trong những năm đầu giải phóng miền Bắc (1954), dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Thương nghiệp đã liên tiếp đưa ra nhiều quyết định tách và sát nhập các công ty.
  6. Lu
    Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Thuốc lào
    Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữĐồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.

    Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.

    Hút thuốc lào bằng ống điếu

    Hút thuốc lào bằng ống điếu

  8. Quốc túy
    Cái đặc sắc về tinh thần hoặc vật chất của một dân tộc.
  9. Yên vân
    Khói (yên) mây (vân).
  10. Thừa
    Một chức vụ nhỏ trong các nha phủ dưới thời phong kiến.
  11. Phi điếu bất thành quan: Không có điếu (cày) không thể thành quan.
  12. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  13. Sơn hà
    Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.

    Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
    Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

    (Lý Thường Kiệt)

    Dịch thơ:

    Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Rành rành định phận tại sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

  14. Hệ giáo dục phổ thông miền Bắc từ năm 1956 đến năm 1985 chia làm ba cấp: cấp I bốn năm, cấp II và cấp III mỗi cấp ba năm, tổng cộng là mười năm.
  15. Giôn-xơn
    Lyndon Baines Johnson, tổng thống thứ 36 của Mỹ, nắm giữ hai nhiệm kì từ năm 1963 đến năm 1969. Ông này chủ trương đẩy mạnh sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mà tiêu biểu là việc triển khai quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964.

    Tổng thống Mỹ Johnson

    Tổng thống Mỹ Johnson

  16. Trường Sơn, Lào, Thủ Đô, Tam Đảo, Điện Biên đều là tên của các nhãn hoặc loại thuốc lá phổ biến ở miền Bắc vào những năm 1960-1970.

    Thuốc lá Điện Biên

    Thuốc lá Điện Biên

  17. Thái Bình
    Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.

    Bãi biển Đồng Châu

    Bãi biển Đồng Châu

  18. Cá sặc
    Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...

    Khô cá sặc

    Khô cá sặc

  19. Đông Hồ
    Tên Nôm là làng Mái, một làng nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng với nghề làm tranh in truyền thống trên giấy điệp. Để làm giấy điệp in tranh, người làng Đông Hồ giã nát lớp vỏ mỏng của một loại sò biển tên là điệp, trộn với hồ nấu từ bột gạo tẻ, gạo nếp hoặc bột sắn rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang)... Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường tranh Đông Hồ chỉ dùng nhiều nhất 4 màu.

    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

    (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

    Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ

    Đám cưới chuột - tranh Đông Hồ

  20. Gưởi
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Gưởi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  21. Hàng Cá
    Tên một con phố thuộc hệ thống phố cổ Hà Nội, đi từ Hàng Đường, cắt ngang phố Chả Cá, đến phố Thuốc Bắc. Xưa kia, khi còn chưa lấp sông Tô Lịch, nơi đây gần cửa sông nên là nơi tập trung bán cá, gọi tên là trại Tiền Ngư (cá tươi).
  22. Hàng Hương
    Nay là phố Hàng Cháo, trước đây chuyên sản xuất loại hương đen cổ truyền. Từ vài chục năm nay còn có một phố Hoàng Hương khác do một số người có nghề làm hương trầm quê ở làng Đông Lỗ, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên di cư sang sinh sống lập ra. Phố Hoàng Hương này chỉ dài dài 65m, rộng 6m, nối giữa phố Phùng Hưng và phố Lý Nam Đế.
  23. Lồn Hàng Cá, má Hàng Hương
    Câu đùa về hai loại mùi hôi và thơm nhất Hà Nội.
  24. Kẻ Gióng
    Tên Nôm của làng Gióng Mốt, nay thuộc địa phận xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  25. Chăng
    Chẳng.
  26. Thăng Long
    Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.

    Ai về xứ Bắc ta đi với
    Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
    Từ độ mang gươm đi mở cõi
    Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

    (Huỳnh Văn Nghệ)

    Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.

    Thăng Long - Kẻ Chợ qua nét vẽ của thương nhân người Hà Lan Samuel Baron (1865)

    Thăng Long - Kẻ Chợ qua nét vẽ của thương nhân người Hà Lan Samuel Baron (1865)

  27. Vối
    Loại cây được trồng rất nhiều ở miền Bắc. Gỗ dùng làm nông cụ và trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Đặc biệt, lá và nụ vối dùng để đun thành nước vối, một loại đồ uống hằng ngày rất thông dụng, tương tự như nước chè xanh.

    Nụ vối

    Nụ vối

  28. Cầu Tiên
    Địa danh nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, gần quốc lộ 1.
  29. Tứ Kỳ
    Một làng cổ, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, nay là hai tổ dân phố 14 và 15 thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Làng có nghề làm bún truyền thống nổi tiếng từ xưa. Hàng năm, cứ vào rằm tháng hai âm lịch, làng lại mở lễ hội thờ ông tổ nghề bún.
  30. Lại Đà
    Một làng nay thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Xưa làng có tên là trang Cối Giang, thuộc tổng Cối Giang (sau đổi thành Hội Phụ vì kị húy tên chúa Trịnh Cối) nên tục cũng gọi là làng Cối (Cói). Làng xưa có nghề làm bỏng gạo và trồng rau cần, nên lại cũng được gọi là Cói Bỏng hay Cói Cần.
  31. Pháp Vân
    Tên một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Xưa kia làng có nghề làm và bán bún ốc.
  32. Nhà Bè
    Tên một đoạn sông ngắn và cũng là tên một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Đoạn sông Nhà Bè bắt đầu ở nơi giao nhau giữa sông Sài Gònsông Đồng Nai, chảy xuôi về phía Nam khoảng 12 km thì lại chia hai thành sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Xưa kia, tại khúc sông này, việc đi lại rất khó khăn, vì lòng sông rộng và nước chảy xiết. Ghe thuyền phải neo lại, đợi khi nào thuận lợi mới đi tiếp. Một phú hộ tên Võ Thủ Hoằng (thường gọi Thủ Huồn), nhằm chuộc lại tội lỗi trước đây, đã làm phước kết tre làm bè và cất nhà ở trên sông, chứa sẵn củi, gạo, nước ngọt để giúp khách đi đường thuỷ khỏi bị đói. Sau đó, nhiều người buôn bán cũng kết hàng chục chiếc bè, tạo thành chợ nổi trên sông. Vì vậy mới có địa danh Nhà Bè.

    Ngã ba sông Nhà bè nhìn từ  máy bay. Nhánh sông lớn phía trên bên trái là sông Sài Gòn.

    Ngã ba sông Nhà bè nhìn từ máy bay. Nhánh sông lớn phía trên bên phải là sông Sài Gòn.

  33. Ăn chè Nhà Bè
    Cách nói dí dỏm chỉ các vụ ngoại tình, phổ biến ở miền Nam ngày trước. Câu thành ngữ ra đời từ một vụ ngoại tình có thật: năm 1956, nhạc sĩ Phạm Duy ngoại tình với ca sĩ Khánh Ngọc, cả hai bị bắt quả tang ở khu Nhà Bè, khi bị hỏi đang làm gì thì họ trả lời là đang ăn chè.
  34. Giai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương
    Hai thành phần côn đồ, đáo để ở Hà Nội thời Nguyễn. Nguyên Ngõ Trạm xưa là nơi đặt nhà trạm nhận công văn chuyển đi các tỉnh. Nhà trạm có một viên thừa dịch trông coi, dưới quyền là những lính trạm. Lính này phần lớn là những thành phần táo tợn, hung bạo, khi rỗi việc thường tụ tập bài bạc, hút xách, dần dà thành một hạng người được đặt tên là "trai Ngõ Trạm." Tạm Thương trước là một kho tạm để thu thóc lúa thuế của dân. Ở đó có hạng phụ nữ chuyên nhận việc xúc thóc, đổ thóc, hay bày trò lường đong tráo đấu mưu lợi riêng. Do đó, đối địch được với "trai Ngõ Trạm" có lẽ chỉ có "gái Tạm Thương" vậy.
  35. Tạm Thương
    Tên một ngõ thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời nhà Nguyễn đây là nơi đặt một cái kho tạm để thu thóc lúa thuế của dân trước khi chuyển vào kho chính, nên mới có tên gọi Tạm Thương (kho tạm).

    Ngõ Tạm Thương ngày nay

    Ngõ Tạm Thương ngày nay