Ru con nhớ mấy lời quê
Thấy ai đói rách chớ chê, đừng cười
Thứ nhất, kể sự làm người
Dầu no, dầu đói cho tươi mặt mày
Miếng ăn phải giữ tháng ngày
Thức khuya, dậy sớm cho tày người ta
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Nói chi để khiến kẻ hờn người đau
Người nào mặt láng, da ngà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng
Trời cho cày cấy đầy đồng
Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê
Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Trên đời nhất đẹp là lồn
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên hay kim châm. Trong Kinh thi có câu: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc. Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa, chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường", là nơi phụ nữ ở. Từ đó, huyên đường - tức chái nhà có trồng cỏ huyên - còn có ý chỉ người mẹ.
Tiên rằng: Thương cội thung huyên
Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao
Trông con như hạn trông dào
Mình này trôi nổi phương nào biết đâu
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan
(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)
Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
Bình luận