Em nghe anh tỏ lời này
Em đòi để bỏ chuyện rày sao nên
Tào khang nghĩa ở cho bền
Liễu mai hòa hợp, đôi bên thuận hòa
Toàn bộ nội dung
-
-
Đôi ta như đũa trong so
-
Anh say chi say hủy say hoài
-
Phải chăng là gái lạc nòi
-
Con vợ tui tốt tợ tiên sa
-
Gió đưa kẽo kẹt cành tre
Gió đưa kẽo kẹt cành tre,
Mẹ ngồi tựa cửa bên hè quay tơ -
Nhớ phiên chợ Bản anh đi
-
Đàn bà thì phải nuôi heo
-
Lợn giò, bò bắp
-
A lô a lô
-
Hầy hà hầy
Hầy hà hầy
Bố gầy mẹ béo
Hầy hà hầy
Cái kéo ngày xưa
Hầy hà hầy
Bố béo mẹ gầy
Hầy hà hầy
Cái chày kiểu mới -
Một tờ giấy
Một tờ giấy
Xé làm đôi
Không ai chơi
Bỏ suốt đời -
Úm ba la con gà chọc tiết
Úm ba la con gà chọc tiết
Ai mua tiết thì phải trả tiền -
Tí tồ Tí tẹt
-
Anh A tuổi Tí
-
Củ cà rốt
-
Nhất nhì ba bét
Nhất nhì ba bét
Sấm sét bẹt đầu
Qua cầu rửa đít
Trèo lên cây mít
Gai đâm vào đít
Mẹ ơi đau đít
Rửa đít cho conDị bản
Nhất nhì ba bét
Sấm sét bẹt đầu
Có con chim chích
Chui vào lỗ đít
Mặc quần xi líp
Chổng đít lên trời
Tối về gặp ma
-
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Nái sề xồng xộc nó thì theo sau -
Muốn ăn bún sốt, lòng tươi
-
Muốn ăn cơm trắng chả giò
Chú thích
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Trong hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Liễu.
-
- So
- Cái ống đựng đũa, thường làm bằng tre.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tám Dây.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
-
- Bài chòi
- Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Beng
- So sánh, bì (phương ngữ Bình Định).
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Bắt
- Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bạch Huê.
-
- Chợ Bản
- Chợ huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Có tên như vậy vì chợ được họp ở làng Bản Đanh, xã Định Long. Đây là một trong những chợ lớn nổi tiếng của Yên Định, chuyên trao đổi, bán mua nông sản, trâu bò, lợn gà, gia súc gia cầm cũng như các món ẩm thực đặc sản của vùng quê Yên Định. Chợ rất đông đúc, nên những gì đông đúc tấp nập thường được dân địa phương ví là "đông như chợ Bản."
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lợn giò, bò bắp
- Thịt chân giò lợn và thịt bò bắp là những loại thịt ngon.
-
- Bài đồng dao này thường được các em nhỏ miền Bắc trước đây đọc khi “nói chuyện điện thoại” với nhau bằng ống bơ. “Đồng bào chú ý” là câu mở đầu cho thông báo có máy bay Mỹ của phát thanh viên Nguyễn Thị Thìn vào những năm 1970: “Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 ki-lô-mét. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn...”
-
- Bọ nẹt
- Loài sâu róm xanh, có nhiều lông cứng, rất độc.
-
- Bờ Hồ
- Tên người Hà Nội gọi khu vực ven bờ hồ Hoàn Kiếm. Khu vực này từ xưa đã rất đông đúc, sầm uất, với nhiều cửa hàng cửa hiệu, quán xá...
Anh Tố ơi con mắt anh không sáng cũng không nhèm
Suốt đời anh không biết ăn kem Bờ Hồ
(Vũ Bằng)
-
- Làng Đông
- Một làng thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chuyên nghề bán, mổ lợn.
-
- Bến Cốc
- Địa danh nay thuộc địa phận phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Vào đầu thế kỷ 19, bốn thôn Hương Bào Nội, Hương Bào Ngoại, Phú Cốc và Phú Cốc Hạ đều nằm hai bên bờ sông Bồn Giang (sông Cốc) nối từ cầu Bốn Voi đến Lai Thành gặp kênh Bố Vệ đổ ra cửa sông Lễ Môn. Từ năm 1838 - 1883, vua Minh Mạng lấy thêm 7 mẫu đất của làng Phú Cốc cho đào kênh Bến Cốc.