Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Chuột gặm chân mèo
    Việc làm liều lĩnh hoặc dại dột.
  2. Chó tha đi, mèo tha lại
    Có ba cách giải nghĩa thành ngữ này:

    • Chỉ loại xấu xa, mạt hạng đến nỗi ai cũng chê bai, khinh ghét, đùn đẩy cho nhau không muốn chứa chấp
    • Chỉ những thứ bỏ đi
    • Đơn giản là miêu tả thói quen của chó mèo
  3. Voọc
    Cũng phát âm thành vọc hoặc dộc, tên chung của một số loài khỉ lớn. Ở nước ta có voọc chân xám, chân đen, chân nâu…

    Voọc chà vá chân xám

    Voọc chà vá chân xám

  4. Phi cao đẳng bất thành phu phụ
    Không tốt nghiệp cao đẳng thì không thành vợ chồng. Đây là “chủ trương kén chồng” của các cô gái Hà Nội thời Pháp thuộc (ở thời ấy bằng cao đẳng là rất cao).
  5. Nguyễn Văn Thiệu
    Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1967 đến năm 1975. Ông sinh ngày 5/4/1923 tại Phan Rang, sau 1945 tham gia quân đội Việt Minh nhưng sau đó bí mật vào Sài Gòn và nhập ngũ quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1963 ông tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm và được thăng Thiếu tướng, đến năm 1967 thì được bầu làm tổng thống. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, kinh tế và quân sự Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc rất nặng nề vào Hoa Kỳ (ông nổi tiếng với câu nói “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”). Đêm 25 tháng 4 năm 1975, ông chạy ra nước ngoài, sau định cư ở Hoa Kỳ và mất ở đó năm 2001.

    Nguyễn Văn Thiệu

    Nguyễn Văn Thiệu

  6. Kinh
    Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

  7. Theo hồi kí của Nguyễn Hiến Lê: [Sau 1975] Người ta đào kinh rất nhiều, miền nào cũng khoe đào được mấy chục con kinh, mấy trăm cây số kinh trong một mùa nắng. Có tốn kém gì đâu. Chỉ cần bắt thanh niên làm xâu, làm càng nhiều càng được tiếng “vinh quang”. Tới nỗi có miền dân phải ta thán, đặt ra câu ca dao này.
  8. Khai sơn phá thạch
    Mở núi, phá đá. Nghĩa rộng chỉ việc mở đầu, đặt nền móng cho một công cuộc rất lớn lao và gian khó.
  9. Gáo
    Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.

    Gáo

    Gáo

  10. Cán nặng hơn gáo
    Chỉ sự sai lệch về phân bố quyền lực, ví dụ cấp dưới có quyền lực cao hơn cấp trên.
  11. Bài này được trẻ em hát khi xua khói sang chỗ khác cho đỡ ngột.
  12. Bồ câu
    Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.

    Chim bồ câu

    Chim bồ câu

  13. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  14. Bìm bịp
    Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.

    Một con bìm bịp

    Một con bìm bịp

  15. Cứt chim cu bôi khu bìm bịp
    Lỗi của mình nhưng lại đổ cho người khác.
  16. Mẹt
    Đồ đan bằng tre hoặc mây, hình tròn, nông, thường dùng sắp xếp các loại hàng hóa khác lên trên để bày bán.

    Mẹt bánh bèo

    Mẹt bánh bèo

  17. Chuôm
    Chỗ trũng có đọng nước ở ngoài đồng.

    Chuôm trên cánh đồng ở Quảng Phúc

    Chuôm trên cánh đồng ở Quảng Phúc

  18. Hào
    Chỗ đào sâu và dài để dẫn nước hoặc dùng vào mục đích phòng vệ.
  19. Câu chuôm thả ao, câu hào thả rãnh
    Chỉ hành động hoặc con người vụng dại, ngớ ngẩn.
  20. Canh trì
    Nuôi cá (trì 池: cái ao).
  21. Canh viên
    Làm vườn (viên 園: vườn).
  22. Canh điền
    Làm ruộng (điền 田: ruộng).
  23. Trung Trữ
    Tên một làng nay thuộc xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, có truyền thống thượng võ. Hội làng Trung Trữ mở vào năm Tý mỗi giáp (12 năm một lần), kéo dài nhiều ngày từ 10 đến 15 tháng 3 âm lịch, bao gồm nhiều tiết mục cổ truyền như hát chèo, hát xẩm, hát chầu văn, tổ tôm, tam cúc điếm, cờ người…
  24. Trường Yên
    Một làng nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Vào thế kỉ thứ 10, đây là kinh đô Hoa Lư của nước ta, lúc ấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Tại đây có đền thờ Đinh Tiên Hoàng trên nền cung điện Hoa Lư xưa, và đền thờ Lê Đại Hành ở gần đó. Hằng năm vào tháng 2, nhân dân tổ chức lễ hội ghi nhớ công lao của hai vị vua dựng nước và giữ nước này.

    Trường Yên - Hoa Lư

    Trường Yên - Hoa Lư