Toàn bộ nội dung
-
-
Được lòng rắn, mất lòng ngóe
-
Cơm ráo, cháo nhừ
Cơm ráo, cháo nhừ
-
Cơm sống tại nồi, cơm sôi tại lửa
Cơm sống tại nồi,
Cơm sôi tại lửa -
Cơm sống vì nồi, không sống vì vung
Cơm sống vì nồi, không sống vì vung
-
Cơm hàng cháo chợ
Cơm hàng cháo chợ
-
Tua rua bằng mặt cất bát cơm chăm
-
Tua rua một tháng mười ngày
-
Gạo chợ, nước sông, củi đồng, nồi đất
Gạo chợ, nước sông, củi đồng, nồi đất
Dị bản
Gạo chợ, nước sông, củi đồng, trầu miếng
-
Lớn bát cơm, to bó lúa
Lớn bát cơm, to bó lúa
-
Trấu trong nhà, thả gà đi đâu
-
Cơm tẻ ăn no, xôi vò chả thiết
-
Muốn ăn xôi ông ơi xắn áo
Muốn ăn xôi ông ơi xắn áo
-
Cơm khô là cơm thảo, cơm nhão là cơm hà tiện
Dị bản
Cơm sống là cơm thảo,
Cơm nhão là cơm hà tiện
-
Khôn khéo vá may, vụng về chày cối
-
Nhác đâm thì đổi chày, nhác xay thì đổi cối
-
Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu
-
Thổ công là cha, chúa nhà là con
-
Mồm gàu lưỡi chổi
Mồm gàu lưỡi chổi
-
Nam cắc, Bắc hào
Chú thích
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Ngóe
- Loại nhái rất nhỏ, thân hình chỉ lớn bằng đầu ngón tay cái.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Trốc
- Nhổ, làm cho bị lật lên cả mảng, cả khối.
-
- Trấu
- Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc.
-
- Cơm tẻ
- Cơm nấu bằng gạo tẻ, là cơm ăn hằng ngày.
-
- Xôi vò
- Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.
-
- Cơm khô là cơm thảo, cơm nhão là cơm hà tiện
- Cùng một lượng gạo, nếu nấu nhão sẽ được nhiều cơm hơn, tiết kiệm hơn.
-
- Khôn khéo vá may, vụng về chày cối
- Công việc vá may đòi hỏi sự khéo léo nhiều hơn những việc như giã gạo hay xay xát.
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Hàng xáo
- Nghề đong thóc về xay giã thành gạo rồi đem bán để kiếm lãi. "Hàng xáo" còn để chỉ chung những người buôn bán nhỏ, ít vốn, phải xoay xở mua rồi bán trong thời gian ngắn nhất.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.