Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Công tử
    Con trai của chư hầu hoặc những nhà quan lại, quyền quý ngày xưa. Hiểu theo nghĩa rộng, từ này cũng chỉ những người ăn chơi.
  2. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  3. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  4. Ải
    Cày lật đất lên, tháo hết nước đi để cho đất phơi nắng. Ải đất trong canh tác nông nghiệp có mục đích khử trùng đất, giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho hoa màu trong đất.

    Cày ải đất

    Cày ải đất

  5. Khau Co
    Tên một ngọn đèo thuộc Than Uyên, Lai Châu. Đây là nơi nghĩa quân Mường Lay, Mường Khoa ở địa phương chặn đánh thực dân Pháp kịch liệt ngày 20/11/1886 khi chúng tấn công lên Than Uyên.

    Phong cảnh trên đèo Khau Co, Than Uyên

    Phong cảnh trên đèo Khau Co, Than Uyên

  6. Khau Phạ
    Tên một ngọn đèo rất cao và hiểm trở nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời, hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời.

    Đèo Khau Phạ trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua Mù Cang Chải

    Đèo Khau Phạ trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua Mù Cang Chải

  7. Khau Riềng
    Cũng viết là Khau Giềng, tên một ngọn đèo thuộc bản Bó Lun, xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, Lai Châu.
  8. Ruồi vàng
    Loại ruồi có vạch màu vàng giữa ngực, kích cỡ lớn hơn ruồi đen nhưng nhỏ hơn ong mật. Ruồi vàng là loài côn trùng gây hại đối với nhiều loại cây ăn quả và đôi khi là cả cho người.

    Ruồi vàng

    Ruồi vàng

  9. Than Uyên
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Lai Châu. Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai, huyện Than Uyên là một thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng và Púng Luông, có hệ thống sông suối chằng chịt, đồng thời có cánh đồng Mường Than, một trong bốn cánh đồng lớn nhất Tây Bắc.

    Phong cảnh Than Uyên

    Phong cảnh Than Uyên

  10. Tây Trang
    Một địa danh thuộc tỉnh Điện Biên, nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.
  11. Cao su
    Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.

    Khai thác nhựa cao su

    Khai thác nhựa cao su

  12. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  13. Lang
    Cách gọi cũ của người làm nghề thầy thuốc, thường là Đông y.
  14. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  15. Dầm
    Có nơi gọi là chầm, thanh gỗ ngắn, dẹt và to bản dần về một đầu, được cầm tay để chèo thuyền.

    Chèo bằng dầm

    Chèo bằng dầm

  16. Rạch
    Sông nhỏ chảy ra sông lớn.
  17. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  18. Ngan
    Còn gọi là vịt Xiêm, ngan dé, ngan cỏ, một giống gia cầm thuộc họ vịt nhưng lớn hơn vịt, đầu có mào thịt đỏ. Tương truyền đây là giống ngan ngày xưa Xiêm La (tên gọi cũ của Thái Lan) mang triều cống nước ta. Thịt ngan được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bún ngan, ngan giả cầy, ngan om sấu, ngan nấu măng, v.v.

    Vịt xiêm mái ấp trứng

    Vịt xiêm mái giỏi ấp trứng và giữ con

  19. Kèo
    Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  20. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  21. Bông phao
    Trống rỗng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  22. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  23. Luồng
    Cũng gọi là mét, một giống tre có giá trị kinh tế cao, thường được dùng làm nhà, đóng bè mảng, đan lát, làm đũa, làm mĩ nghệ, làm than... Tre có thể bóc mỏng như kiểu bóc gỗ, măng rất ngon. Ở nước ta tre luồng chủ yếu có ở Thanh Hóa, nơi hiện nay có nghề trồng và thu mua tre luồng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

    Sản xuất than tre luồng

    Sản xuất than tre luồng

  24. Câu đố này dùng hiện tượng đồng âm “mét” và “méc.”
  25. Lạc
    Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.

    Hạt lạc (đậu phộng)

    Hạt lạc (đậu phộng)

  26. Bằng trang
    Bằng cỡ, cỡ như.
  27. Tầm gửi
    Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.

    Một chùm tầm gửi trên cây gạo

    Một chùm tầm gửi trên cây gạo