Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
Toàn bộ nội dung
-
-
Phận đàn em ăn thèm vác nặng
Phận đàn em ăn thèm vác nặng
Dị bản
Làm em ăn thèm vác nặng
-
Phú quý sinh lễ nghĩa
-
Ra đi phụ mẫu đứng trông
-
Ra đi anh đã dặn rằng
Ra đi anh đã dặn rằng
Nơi hơn thì lấy nơi bằng đợi anh -
Ra đi mẹ đã dặn rồi
Ra đi mẹ đã dặn rồi
Khi đi thì một về đôi mẹ mừng -
Gặp nhau giữa cánh đồng này
Gặp nhau giữa cánh đồng này
Con mắt liếc lại lông mày đưa ngang
Bây giờ được thở được than
Bắt con chim đậu bỏ đàn chim bay
Bây giờ anh nắm được tay
Anh yêu vì nết anh say vì tình -
Gió đưa mười tám lá xoài
Gió đưa mười tám lá xoài
Ai đưa duyên bạn lạc loài đến đây -
Gặp nhau trao tặng khăn tay
Gặp nhau trao tặng khăn tay
Mong em cầm lấy đợi ngày kết duyên -
Một nhánh trảy, năm bảy cành mai
– Một nhánh trảy, năm bảy cành mai
Một nhánh mai, trăm hai nhánh thị
Chữ văn, chữ sĩ, anh đối trọn trăm câu
Đối rồi, anh hỏi chị em đâu?
Nếu chị em không có, anh bắt em hầu mười năm
– Một bụi tre sinh năm, ba bụi trảy
Một nhánh trảy sinh năm, bảy cây viết son,
Em có gả chị cho anh thì nhân nghĩa vẫn còn
Em mà không gả, anh bắt giữ con trọn đời -
Người còn thì của cũng còn
Người còn thì của cũng còn
Miễn là nhân nghĩa vuông tròn thì thôi -
Nhân nghĩa nào giữ được lâu
Nhân nghĩa nào giữ được lâu
Vắng chồng hôm trước hôm sau ngứa nghề! -
Ông Tơ chết tiệt
-
Sơn cách, thủy cách, lòng không cách
-
Thuyền chài, thuyền lái, thuyền câu
Thuyền chài, thuyền lái, thuyền câu
Biết thuyền nhân nghĩa ở đâu mà tìm -
Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm
Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm
Tìm người nhân nghĩa khó tìm bạn ơi -
Loẹt quẹt như đuôi gà thiến
-
Thương em thân phận bánh xèo
-
Nước mắt Phú Phong chảy qua Phú Lạc
-
Nhâm Tý, Quý Sửu, Mậu Thân
Chú thích
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trảy
- Loại cây thuộc họ tre trúc, thân thẳng, không có gai.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Trùng tang
- Chết liên tục trong một nhà. Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu, linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sơn
- Núi (từ Hán Việt).
-
- Thủy
- Nước (từ Hán Việt), cũng chỉ sông nước.
-
- Thối lai
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thối lai, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Cù Mông
- Một con đèo rất hiểm trở nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Đường đèo rất dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa hai tỉnh.
-
- Phú Phong
- Một địa danh nay là thị trấn huyện lỵ huyện Tây Sơn, nằm về phía tây của tỉnh Bình Định, từ xưa đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa.
-
- Phú Lạc
- Tên một làng nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Xưa là làng thuộc Kiên Thanh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Đây là quê hương của người anh hùng Mai Xuân Thưởng, một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định.
-
- Mai Xuân Thưởng
- Một sĩ phu và lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định. Ông sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn). Năm 1885 ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ chiến đấu, đến năm 1887 thì cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị giặc bắt và xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Do từng đậu cử nhân và là con thứ bảy trong gia đình, ông còn có tục danh là ông Bảy Cử.
-
- Nhất vương nhị đế
- Một cách gọi ba anh em nhà Tây Sơn, gồm Đông Định Vương Nguyễn Lữ, Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ.
-
- Quy tiên
- Về chầu tổ tiên, nghĩa là chết đi. Từ này thường dành cho người già hoặc người đáng kính trọng.