Mang nặng đẻ đau
Toàn bộ nội dung
-
-
Mình rằng mình chỉ lấy ta
Mình rằng mình chỉ lấy ta
Để ta bán cửa bán nhà ta theo
Còn một cái cối đâm bèo
Để ta bán nốt ta theo mình vềDị bản
Mình rằng mình chỉ lấy ta
Để ta bán cửa bán nhà ta theo
Còn một cái cối đâm bèo
Để ta bán nốt ta theo cô mình.
Một mai đã bén duyên tình,
Cô mình lại bán cột đình theo ta.
-
Trăng lu vì bởi áng mây
-
Giếng trong mà nước hôi phèn
Dị bản
-
Duyên kia ai đợi mà chờ
Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình này ai tưởng mà tơ tưởng tình
Sá chi một mảnh gương hình
Để duyên chờ đợi cho mình say mêDị bản
Còn duyên đâu nữa mà chờ
Còn tình đâu nữa mà tơ tưởng tình
-
Cơm chung bát canh chung nồi
Cơm chung bát canh chung nồi
Ước gì ta được cùng ngồi một mâm
Ước gì trải chiếu ra nằm
Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay -
Cơm ăn với chả với nem
Cơm ăn với chả với nem
Ăn tuy mát ruột chẳng bằng em gặp chàng -
Cơm ăn hai bát, bát ăn bát để
Cơm ăn hai bát, bát ăn bát để
Đũa so hai đôi, đôi đứng đôi nằm
Dầu mà thầy mẹ đập chín chục một trăm
Đập rồi lại dậy quyết nhất tâm lấy chàng -
Cơi trầu anh têm ra đây
-
Ngọn cờ phất ngọn lau cũng phất
Ngọn cờ phất ngọn lau cũng phất
Nồi đồng sôi nồi đất cũng sôi
Hai ta duyên nợ thề bồi
Dù xa nhau đi nữa chỉ tại ông trời không xeDị bản
-
Mình em như giấy trắng cả tờ
-
Mình về tôi cũng về theo
Mình về tôi cũng về theo
Sum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau
Dù khi đĩa muối, chén rau
Thủy chung ta giữ, sang giàu mặc aiDị bản
-
Hai ta thề thốt giữa đàng
-
Anh mua cho em cái yếm hoa chanh
-
Trầu đã có đây, cau đã có đây
Trầu đã có đây, cau đã có đây,
Nhân duyên chưa định trầu này ai ăn
Trầu này, trầu túi trầu khăn
Cùng trầu dải yếm anh ăn trầu nào? -
Trầu em têm tối hôm qua
Trầu em têm tối hôm qua
Cất trong dải yếm mở ra mời chàng! -
Cô kia bánh đúc bẻ ba
Dị bản
Em còn bánh đúc bẻ ba
Mắm tôm quệt ngược, cửa nhà anh tan
-
Hỡi cô yếm thắm lòa lòa
-
Nhác trông cái yếm cũng xinh
Nhác trông cái yếm cũng xinh
Khen ai khéo dệt ra hình hoa mai
Khen người khâu yếm cũng tài
Cổ thêu con nhạn có hai đường viền
Cổ thì em ngả màu hiên
Thắt lưng mùi huyền, dải yếm cũng xinh
Khen ai khâu yếm cho mình
Đường lên đường xuống ra hình lưng ong
Yếm này em ngả màu hồng
Yếm này nhuộm mất mấy công hỡi nàng?
Khi xưa lụa hãy còn vàng
Khen ai khéo nhuộm cho nàng, nàng ơi! -
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sangDị bản
Gần nhà mà chẳng sang chơi
Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu
Bắc cầu anh chẳng đi cầu
Để tốn công thợ để sầu lòng emGần nhà mà chẳng sang chơi
Để anh hái ngọn mồng tơi bắc cầu
– Bắc cầu em chẳng sang đâu
Chàng về mua chỉ bắc cầu em sang
Chỉ xanh chỉ tím chỉ vàng
Đủ ba thứ chỉ em sang được cầu
Chú thích
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Trăng lu
- Trăng mờ.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Phèn
- Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Lau
- Loại cây họ sậy, thân ống xốp, mọc nhiều ở các vùng đồi núi. Lau có lau có màu xám bạc, mọc nhiều thành thảm rất đặc trưng, nên cũng thường gọi là cây bông lau. Hoa lau có thể được thu hoạch để làm gối, đệm.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Lòng son
- Lòng bền vững không lay chuyển (cũng thường có cách nói: lòng son sắt, lòng son dạ sắt).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Yếm hoa chanh
- Yếm may bằng vải lĩnh hoa chanh.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Mắm tôm
- Một loại mắm ở miền Bắc, được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi (một loại tôm nhỏ) và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc rất đặc trưng. Mắm tôm thường có ba dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Trước khi sử dụng, mắm tôm thường được pha với chanh và ớt.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Trúc bâu
- Loại vải trắng mịn, khổ rộng.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hoa hiên
- Cũng gọi là kim châm, một loại cây thân cỏ sống lâu năm ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. Hoa hiên màu vàng hoặc màu đỏ, có mùi thơm, được dùng làm màu nhuộm, gọi là màu hoa hiên.
-
- Mùi huyền
- Màu đen (mùi là từ cổ của màu, ví dụ phơi mùi nghĩa là phai màu, theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.