Toàn bộ nội dung
-
-
Khỏa chèo, mình ngược bến Chèm
-
Giò Chèm, nem Vẽ
Giò Chèm, nem Vẽ
-
Người làng Chèm không thèm nói dối
Người làng Chèm không thèm nói dối
-
Tông hổng như cổng làng Chèm
Tông hổng như cổng làng Chèm
-
Rủ nhau đánh cá Đồng Lầm
-
Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ
-
Nhớ ngày mồng bảy tháng ba
-
Vải ngon thì nhất làng Bằng
-
Muốn ăn cơm trắng canh cần
Dị bản
-
Cây đa ba nhánh chín chồi
-
Cách sông cách nước thì thương
-
Mấy người hát tối hôm qua
-
Ai về xóm Mỹ mà coi
Ai về xóm Mỹ mà coi
Bắc niêu lên bếp xách oi ra đồng
Đất nghèo chạy bữa ăn đong
Mà câu hát ghẹo thì không mô bằngDị bản
Ai về Thông Lạng mà coi
Bắc niêu lên bếp xách oi ra đồng
Đất nghèo chạy bữa ăn đong
Mà câu hát ghẹo thì không mô bằng
-
Em về dọn quán bán hàng
-
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
-
Ngày nào em nói em thương
-
Ví dầu cha đánh, mẹ treo
-
Ao thu nước gợn trong vời
-
Trời mưa lác đác ruộng dâu
Chú thích
-
- Thụy Phương
- Tên một làng nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng có tên nôm là làng Trèm, cũng gọi là làng Chèm, nằm bên bờ sông Nhuệ.
-
- Lý Ông Trọng
- Tên thật là Lý Thân, một nhân vật truyền thuyết sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm (Trèm), Từ Liêm, Hà Nội. Tương truyền ông là người rất cao lớn, bản tính cương trực, trung hậu. Bấy giờ nhà Tần (Trung Quốc) có giặc Hung Nô, vua Tần nhờ ông đánh giúp. Ông cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương. Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng."
Sau khi ông mất được nhân dân lập đền thờ, gọi là đền Lý Ông Trọng, và xưng tôn ông là Đức Thánh Chèm.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
-
- Đồng Lầm
- Tên cũ của làng Kim Liên, nay thuộc phường Phương Liên, huyện Đống Đa, Hà Nội. Làng được lập nên từ năm 1010, khi vua Lý Công Uẩn dời đô về thành Thăng Long. Đến năm Kỷ Sửu (1619), vua Lê Thần Tông đổi tên làng thành Kim Hoa (Bông hoa vàng). Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị đổi tên làng thành làng Kim Liên (Bông sen vàng), vì kỵ húy mẹ vua là Hồ Thị Hoa. Xưa kia, dân làng sống thành từng xóm ven các gò đất cao với nghề làm ruộng, thả cá, thả rau muống, thả sen, nhuộm vải...
-
- Hang Cắc Cớ
- Một cái hang nằm trên núi Thầy, nơi có chùa Thầy. Hang sâu, hiểm trở, hiện nay là một điểm thu hút khách du lịch. Tương truyền hơn 1000 năm trước, quân của tướng Lữ Gia đánh nhau với giặc Hán, phải rút về trú ở hang, rồi quyên sinh ở đây. Đời vua Bảo Đại, triều đình đã cho xây một bể xương cao 2m, dung tích 18 m3 để tưởng nhớ, và suy tôn những vị đó là Thần. Bởi vậy, hang Cắc Cớ còn có tên gọi khác là Hang Thần.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Vải
- Tên Hán Việt là lệ chi, một loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới. Quả có lớp vỏ màu đỏ, sần sùi dễ bóc, bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ăn rất ngọt. Quả được thu hoạch vào mùa hè.
-
- Bình Vọng
- Tên một làng nay thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội, có tên nôm là làng Bằng. Làng từ xưa nổi tiếng với nghề sơn, là quê hương của vị tổ nghề Trần Lư tướng công.
-
- Củ đậu
- Một loại cây dây leo cho củ to, bột, nhiều nước, vị ngọt, thường được ăn sống, đôi khi được chấm muối hoặc với nước chanh và ớt bột. Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng xúp, món xào. Miền Trung và miền Nam gọi củ đậu là sắn dây hoặc sắn nước.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Trinh Tiết
- Tên nôm là làng Sêu, một làng nay thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Làng nằm bên bờ sông Đáy, có nghề chăn tằm đã được gìn giữ từ mấy trăm năm nay.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Đồng Lũng
- Một làng thuộc xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia làng có nghề đan thúng mủng giần sàng.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Thông Lãng
- Một làng nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, do cách phát âm của xứ Nghệ mà thành Thông Lạng.
-
- Cạp cồi lồ ngô
- Ăn cùi (lõi) bắp, theo cách phát âm của người xứ Nghệ.
-
- Cự Đà
- Tên một làng cổ nay thuộc Cự Khê, xã cực bắc của huyện Thanh Oai, Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ. Khác với Đường Lâm là làng cổ điển hình của vùng trung du, làng cổ Cự Đà mang những đặc trưng của một làng ven sông. Hằng năm, cứ vào đúng ngày 14 tháng giêng âm lịch, người dân làng Cự Đà lại nô nức tổ chức lễ hội Đại kỳ phúc; còn lễ Đại đám tổ chức 5 năm một lần. Làng Cự Đà còn nổi tiếng với nghề làm tương truyền thống.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Xóm Mỹ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xóm Mỹ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Oi
- Giỏ nhỏ đan bằng tre nứa, dùng để đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
-
- Hát ghẹo
- Kiểu hát đối đáp, giao duyên nam nữ, giữa trai gái dân tộc Việt và Mường. Đây là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở nước ta và được coi là “đặc sản” của nơi quê hương đất Tổ Phú Thọ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Rọ
- Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.
-
- Khêu dục
- Khêu gợi lòng ham muốn.
-
- Chung
- Chuông (từ Hán Việt).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Thúng
- Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.
-
- Lầm than
- Lầm có nghĩa là bùn nhão ở đáy ao, hồ... Lầm than vì vậy có nghĩa gốc là những thứ bẩn thỉu nói chung, từ đó có nghĩa rộng (phổ biến) hiện nay là sự cực khổ, vất vả của người lao động, giai cấp bị trị - tương đương với chữ đồ thán trong tiếng Hán.
-
- Tân khổ
- Cay đắng, khổ sở (từ Hán Việt, thường dùng trong văn chương cổ).