Toàn bộ nội dung
-
-
Không lân không vôi thì thôi trồng đậu
Không lân, không vôi thì thôi trồng đậu
Dị bản
-
Cơm nhà ăn ngon, con nhà dễ khiến
Cơm nhà ăn ngon, con nhà dễ khiến
Ba bà bốn truyện kháo chuyện nàng dâu -
Cơm hẩm ăn với rau dưa
Cơm hẩm ăn với rau dưa,
Quan họ làm khách em chưa vừa lòng -
Cơm này là ngọc là châu
Cơm này là ngọc là châu
Không bóc mía tím biết đâu cơm vàng -
Cơm này là nghĩa đá vàng
-
Cơm này nửa sống nửa khê
Cơm này nửa sống nửa khê,
Vợ đơm chồng nếm chẳng chê cơm này -
Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu
-
Lưỡi mềm độc quá đuôi ong
Lưỡi mềm độc quá đuôi ong
-
Lên mặt xuống chân
-
Lấy đồng tiền làm lào
-
Làm quan có mả, kẻ cả có dòng
-
Khó nhịn lời, côi nhịn lẽ
-
Khen người thì tốt, giột người thì xấu
-
Giàu điếc, sang đui
Giàu điếc, sang đui
-
Để là hòn đất, cất lên ông Bụt
-
Đang yên đang lành đọc canh phải tội
-
Được năm trước ước năm sau
Được năm trước ước năm sau
-
Đi nước Lào ăn mắm ngóe
-
Nhập gia tùy tục
Chú thích
-
- Vong
- Vong hồn hiện lên nhập vào người sống, nói năng, giao tiếp với người sống, trong nghi lễ gọi hồn.
-
- Chiều như chiều vong
- Chiều chuộng một người nào đó đến mức quá đáng, muốn gì được nấy.
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu
- Thành tỉnh Thanh Hóa không có cửa tiền và thành tỉnh Nghệ An (thành Vinh) không có cửa hậu. Thật ra hai thành này vẫn có đầy đủ các cửa, nhưng cửa tiền của thành Thanh Hóa và cửa hậu của thành Nghệ An luôn đóng kín.
-
- Lên mặt xuống chân
- Mặt vênh lên, chân giẫm xuống. Chỉ dáng điệu kiêu ngạo.
-
- Lào
- Một thứ đồ đong nhỏ, dùng để đong lường hàng hóa.
-
- Lấy đồng tiền làm lào
- Lấy đồng tiền làm thứ đong lường so sánh cho bất cứ thứ gì hay việc gì.
-
- Làm quan có mả, kẻ cả có dòng
- Quan niệm cho rằng mồ mả của ông cha có ảnh hưởng đến đời sống và công danh, sự nghiệp của con cháu.
-
- Khó nhịn lời, côi nhịn lẽ
- “Người nghèo khổ thì phải nhịn không dám cãi lại người ta vì mình không có tiền; trẻ mồ côi thì phải nhịn, không dám tranh lấy phải mà đành phải chịu rằng mình trái lẽ, vì không có thế lực.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
-
- Giột
- Nói chặn họng.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Để là hòn đất, cất lên ông Bụt
- “Khi chưa nặn, thì chỉ là hòn đất. Khi hòn đất đã nặn nên ông Bụt, thì ông Bụt hóa ra linh thiêng, được mọi người sùng bái thờ phượng. Người ta cũng vậy, khi hàn vi chưa gặp thời chỉ là một người nghèo hèn; khi gặp thời vận, có người cất đặt lên cho, thì tự nhiên hóa ra người tài giỏi quyền thế, ai cũng phải kính phục.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
-
- Canh
- Kinh.
-
- Đang yên đang lành đọc canh phải tội
- Đang yên đang lành vô sự, đón thầy đón sư về tụng kinh (canh) thì lại hóa phải tội với Thần, Phật, và tốn nhiều tiền. Nghĩa bóng: Tự dưng mua việc, hóa lôi thôi vào mình.
-
- Đi nước Lào ăn mắm ngóe
- Có ý nghĩa như câu Nhập gia tùy tục.
-
- Nhập gia tùy tục
- Vào nhà nào thì phải theo phong tục của nhà đó. Mở rộng ra, đến nơi nào thì phải theo phong tục tập quán của nơi đó.