Ngồi buồn nghĩ giận con dâu
Nấu cơm bằng trã vung đâu đậy vừa
Toàn bộ nội dung
-
-
Nực cười cơm nguội lên hơi
-
Ruộng gò dài lối đau lưng
-
Bữa nay đà treo yết bảng đề
-
Vượn bồng con lên non cắn trái
-
Nực cười gà lội qua sông
-
Tánh tui rị rị muốn làm chị hiền thê
-
Vì chưng ăn miếng trầu anh
-
Hồi hôm giờ chuyện vãn đà lâu
-
Lục lục tam lục
-
Ai làm thiếp rã chàng rời
-
Chiều chiều đổ lúa ra quây
-
Đôi ta thắt thể dây đờn
-
Gươm vàng bỏ sét lâu nay
-
Chừng nào Lò Gốm hết trã hết nồi
-
Chầu rày bạn cũ xa rồi
-
Tre già giòn lạt khó quai
-
Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, mặt sẫm: đổi thay chuyện tình -
Răng cao, miệng nhỏ: điêu ngoa
Răng cao, miệng nhỏ: điêu ngoa
Răng thấp môi kín: thương cha nhớ chồng -
Quân tử lắm lông chân, tiểu nhân nhiều lông rốn
Dị bản
Quân tử lông chân,
Tiểu nhân lông ngựcQuân tử lông chân,
Tiểu nhân lông nách
Chú thích
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Trừng
- Nổi lên, dâng lên (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Ruộng gò
- Ruộng làm ở chỗ đất gò, đất cao.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Xăn
- Xắn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Sớ lỡ
- Lỡ, lầm (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Rủng rải
- Thủng thỉnh, thủng thẳng (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Rị
- Dị (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Tiểu thiếp
- Vợ lẽ (từ Hán Việt).
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Rị kì
- Dị kì, lạ kì (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Cơm rởi
- Cơm rời vì nguội (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Dây tơ tạo
- Dây tơ của ông tạo. Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Tuông
- Đem lúa (hoặc các loại nông sản khác) vào nhà sau khi phơi (hoặc đang phơi thì mắc mưa).
-
- Thắt thể
- Như thể, như là (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sét
- Hoen rỉ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Quảng Đức
- Tên dân gian là Lò Gốm, một làng chuyên làm đồ gốm, thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về hướng bắc. Làng nằm ở ngã ba sông Ngân Sơn và sông Cái, phía bắc giáp sông Cái, phía nam giáp đầm Ô Loan. Ở đó có bến đò Lò Gốm và có cầu bắc qua sông Ngân Sơn gọi là cầu Lò Gốm.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Vụt
- Vứt (phương ngữ Trung Bộ, thường được phát âm thành dụt).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.