Mẹ già hai đứa nuôi chung
Đứa lo cơm cháo, đứa giùm thuốc thang
Mẹ già hai đứa nuôi chung
Dị bản
Mẹ già là mẹ già chung
Anh lo thang thuốc, em giùm cháo cơm
Mẹ già hai đứa nuôi chung
Đứa lo cơm cháo, đứa giùm thuốc thang
Mẹ già là mẹ già chung
Anh lo thang thuốc, em giùm cháo cơm
Anh đà có vợ hay chưa
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào?
Mẹ già anh ở nơi nao?
Để em tìm vào hầu hạ thay anh
– Anh chết ba năm sống lại một giờ
Để xem người ngọc phụng thờ ra sao?
– Thờ chàng đĩa muối đĩa rau
Thờ cha kính mẹ mâm cao cỗ đầy
Anh nằm chết thử vài giờ
Để xem con vợ ruột nó phụng thờ ra sao?
Kể từ quân Pháp sang đây
Hại người cướp của bấy nay đã nhiều
Dân tình đồ thán đủ điều
Căm gan tức chí phải liều ra tay
Anh hùng đã tỏ tài trai
Nữ nhi cũng chẳng kém loài bồng tang
Nhớ xưa phất ngọn cờ vàng
Bà Trưng, Bà Triệu chiến trường xông pha
Cai Vàng lại có bà Ba
Tây Sơn bà Phó cũng là anh thư
Xúm tay xoay lại cơ đồ
Dân yên quốc thịnh phất cờ Việt Nam …
Nuôi con mới biết sự tình
Cảm thương cha mẹ nuôi mình ngày xưa
Nuôi con mới biết sự tình
Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa
Làm trai quyết chí tang bồng
Làm sao tỏ mặt anh hùng mới cam
Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan
(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)
Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
Kìa cái chết bậc anh thư ngày trước
Muôn nghìn năm quốc sử ngát trầm hương
(Hận Nam Quan - Hoàng Cầm)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
(Truyện Kiều)