Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
  2. Câu quăng
    Cách câu cá dùng cần dài, mồi thường lớn (ếch, nhái), khi thả câu thì quăng thật xa bờ.
  3. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
  5. Nuộc
    Vòng dây buộc.
  6. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  7. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  9. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  10. Phong ba
    Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
  11. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  12. Ở đây có sự chơi chữ lập lờ giữa ghe (thuyền) và ghe (bộ phận sinh dục nữ).
  13. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Ghe.
  14. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Dụm.
  15. Trợt ăn
    Mất ăn (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
  17. Lươn
    Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.

    Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...

    Con lươn

    Con lươn

  18. Mua
    Một loại cây thấp mọc hoang, nở hoa màu tím nhạt rất đẹp (nên thường bị lầm với hoa sim).

    Hoa mua

    Hoa mua

  19. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Cửu Chùa.
  20. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
  21. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  22. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bánh (Bánh Hai).
  23. Sao Kim
    Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
  24. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
  26. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  27. Tử sanh
    Tử sinh (phương ngữ Nam Bộ).
  28. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  29. Nghê
    Một loài vật trong thần thoại Việt Nam, tương tự như lân trong thần thoại Trung Hoa. Nghê có hình dạng giống chó, không có sừng, mình thon nhỏ, chân như chân chó, dáng thanh, đuôi dài vắt ngược lên lưng. Trước cửa các đền chùa, miếu mạo thường có đặt tượng nghê đá.

    Nghê đá tại cổng vào đền Gióng ở Gia Lâm

    Nghê đá tại cổng vào đền Gióng ở Gia Lâm

  30. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
  31. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  32. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  33. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  34. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc hoặc con Nhứt Trò.