– Con cúi đầu lạy bác bác ơi
Bác về tìm nơi mô xứng lứa vừa đôi mà bác hò
– Qua đi hỏi mười ông thầy bói, tám ông thầy giò
Ông mô ổng cũng biểu qua về hò với em!
Toàn bộ nội dung
-
-
Thiếp đưa chàng một nắm bắp rang
-
Thân em như bộ lư đồng đỏ bên Tàu
-
Chuồn chuồn đậu ngọn roi cày
-
Chắp tay con lạy bác, bác ơi
– Chắp tay con lạy bác, bác ơi!
Bác già rồi, đừng có thấy chuối, thấy xôi mà bác thèm
– Ít nhiều chi qua cũng lớn tuổi hơn mấy em
Qua già lẩm cẩm, qua có quyền thèm tứ tung!Dị bản
– Con cúi đầu lạy bác, bác ơi
Bác đừng thấy chuối thấy xôi mà bác thèm!
– Dẫu gì thì qua cũng lớn hơn em
Qua lú qua lẫn nên qua thèm của tơ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gặp ba trò khiến hỏi ba trò
– Gặp ba trò khiến hỏi ba trò
Đường đi trên bụng có đò hay không?
– Cao sơn lưỡng nhũ ở trên
Tiểu khê có nước, muốn lên có sào
Dang tay mở khóa động đào
Nhứt can, trực nhật đến ao phụng hoàng
Đường lên trên bụng có sào sang
Cần chi đò dọc, đò ngang cho tốn tiền
Nói ra thậm chí vô duyên
Nằm ngửa bậu hỏi: “Nằm nghiêng mấy đò?” -
Gặp ba trò xin hỏi ba trò
-
Những người lẩm bẩm một mình
Những người lẩm bẩm một mình
Giàu sang chẳng được, lại sinh kém tài -
Ra đi chân bước nhẹ nhàng
Ra đi chân bước nhẹ nhàng
Là người hiếu khách, rõ ràng yên vui -
Dang tay khoát bạn: khoan thương
-
Cơm hai bát, bát ăn bát để
-
Còn trời còn nước còn non
Còn trời còn nước còn non
Còn ta với bạn, đường còn lại qua -
Con ve kêu trên cành mít mục
-
Con rắn không chân, con rắn biết
Con rắn không chân, con rắn biết
Đá có ngọc ẩn, thì đá hay
Tội thì thiếp chịu, vạ chi lây tới chàng? -
Con cuốc lẻ đôi còn ngồi than khóc
-
Con chim tra trả, ai vay mà trả
-
Súc sắc, súc sẻ
Súc sắc, súc sẻ
Nhà nào còn đèn, còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào
Bước lên giường cao, thấy đôi rồng ấp
Bước xuống giường thấp, thấy đôi rồng chầu
Bước ra đằng sau, thấy nhà ngói lợp
Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm linh năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ những con tốt lành
Những con như tranh, những con như vẽ -
Tau đi ngõ ni có bông có hoa
-
Mặc áo trái
-
Cả mưa cả nắng
Chú thích
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Thầy giò
- Người làm nghề bói bằng cách xem giò gà sau khi cúng. Hình thức bói này trước đây rất phổ biến ở các địa phương miền Trung.
-
- Tỉa
- Trồng bằng cách gieo hạt (bắp, đậu...). Ở một số vùng từ nãy cũng gọi là trỉa.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Đánh ngạch
- Đào ngạch ăn trộm. Xem Thợ ngạch.
-
- Hát xạo
- Một dạng hát hò khoan ở Quảng Nam-Đà Nẵng, có nội dung dí dỏm, thông minh, sử dụng nhiều cách chơi chữ, nói lái, đố tục giảng thanh...
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cao sơn
- Hòn núi cao.
-
- Lưỡng nhũ
- Hai vú.
-
- Tiểu khê
- Khe nước nhỏ.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-
- Đào nguyên
- Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.
-
- Nhứt can
- Một cây gậy.
-
- Trực nhật
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Trực nhật, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bất thông
- Không thông suốt.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Sông Lại Giang
- Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Cây sưng
- Một loài cây có gai (nên cũng gọi là cây gai sưng), lá có thể dùng nấu canh hoặc làm món xào.
-
- Rồng ấp
- Hay rồng phủ, giao long (交龍), một loại họa tiết cổ thường thấy trong các kiến trúc thời Lý, Trần, có hình hai con rồng quấn nhau hay đuôi xoắn vào nhau.
-
- Rồng chầu
- Một loại họa tiết cổ thường có hình cặp rồng chầu ngọc (lưỡng long tranh châu), cặp rồng chầu mặt nguyệt.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Bổ
- Ngã (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nón cời
- Nón lá rách, cũ.