Láo nháo pháo ăn xe
Toàn bộ nội dung
-
-
Cần tái, cải nhừ
-
Giường bốn thước hai, quan tài bốn thước bảy
Giường bốn thước hai,
Quan tài bốn thước bảy -
Khi đi gặp rắn thì may
-
Chuột chuột chí chí
Chuột chuột chí chí,
Răng cũ trả mày,
Răng mới trả taoDị bản
Chuột chuột chí chí,
Răng mày vừa dài vừa nhọn,
Răng tao bé mọn,
Mày trả răng tao
-
Sinh dữ, tử lành
-
Một con một của chẳng ai từ
Một con một của chẳng ai từ
-
Bờ xôi ruộng mật
-
Nhứt lưỡi nhì râu tam đầu tứ củ
Nhứt lưỡi, nhì râu, tam đầu, tứ củ
-
Chổi Vĩnh Trường, bánh cuốn Kênh, tương Tức Mặc, rau muống Thượng Lỗi
-
Bao phen biển tiến biển lui
Bao phen biển tiến biển lui,
Chúa thiêng quan giỏi đứng ngồi nơi đâu,
Biết bao nông nỗi buồn đau,
Nào ai tế độ siêu cầu cho ai?
Ở ăn chưa kịp yên vui,
Chúa quan đâu đã đứng ngồi ngay bên,
Muôn vàn đóng góp không tên,
Rằng cho phần xác phần hồn thảnh thơi! -
Tu là trốn chúa lộn chồng
Tu là trốn chúa lộn chồng,
Có chi nhân đức tôn sùng ngẩn ngơ -
Vui đâu cho bằng vui nhà
Vui đâu cho bằng vui nhà,
Có con có vợ mới là thật vui.
Dạy con nhủ vợ mọi lời,
Gốc kia vững chắc thì chồi mới xanh. -
Quyền mày cứ ngỡ quyền vua
Quyền mày cứ ngỡ quyền vua,
Quyền cha quyền mẹ cũng thua quyền chồng -
Dối chồng ngấm ngầm theo ma
Dối chồng ngấm ngầm theo ma,
Không nuôi không đẻ nói cha phần hồn. -
Bao giờ Phạm Pháo có đình
-
Bao giờ biển nổi cát vàng
-
Quanh năm vất vả làm ăn
-
Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
-
Lắm quan xã Hạ, lắm vạ xã Trung, lắm anh hùng xã Thượng
Chú thích
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Sinh dữ, tử lành
- Quan niệm dân gian cho việc nằm mơ thấy chết chóc là điềm lành, thấy việc sinh nở là điềm dữ.
-
- Bờ xôi ruộng mật
- Ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu.
-
- Vĩnh Trường
- Địa danh xưa là một xã thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
-
- Bánh cuốn
- Loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (bánh không có nhân ở miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm, khi ăn thường kèm thêm giò, chả lụa, hay chả quế. Bánh cuốn Thanh Trì có lẽ là nổi tiếng nhất, không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước.
-
- Tức Mặc
- Tên một làng xưa thuộc tổng Đông Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đây là nơi phát tích nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, hiện nay vẫn còn các di tích từ thời nhà Trần như đền Trần và chùa Phổ Minh. Hằng năm, làng Tức Mặc tổ chức hội đền Trần từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch.
-
- Thượng Lỗi
- Địa danh xưa thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
-
- Phạm Pháo
- Địa danh nay thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
- Phương Đê
- Một xã thuộc tổng Quần Anh (sau đổi thành Quần Phương), nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
- Nha
- Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
-
- Sơn Nam
- Một trong Thăng Long tứ trấn (bốn vùng đất bao quanh Hà Nội) ngày trước: Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Đông, Kinh Bắc. Trấn Sơn Nam gồm 11 phủ (42 huyện). Đến thời Tây Sơn, trấn được chia thành Sơn Nam Hạ (nay thuộc Nam Định, Thái Bình, và một phần Ninh Bình) và Sơn Nam Thượng (nay là Hưng Yên, Hà Nam, và một phần Hà Tây).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Xã Hạ lắm cai như rạ ở đất Tứ Trùng, đỗ nhất trường người xã Trung nhiều như sung Giáp Nhị. Các địa danh Quần Phương hạ, Quần Phương trung, Tứ Trùng, Giáp Nhị đều thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ngày nay.
-
- Lắm quan xã Hạ, lắm vạ xã Trung, lắm anh hùng xã Thượng
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Xã Hạ (Quần Phương hạ, thuộc Hải Hậu, Nam Định ngày nay) có mấy vị quan thi đỗ, xã Thượng có lắm cường hào, còn xã Trung thì hay bới móc vu cáo kiện tụng nhau sinh ra lắm tai vạ do quan sở tại sách nhiễu.