Toàn bộ nội dung
-
-
Nhà đen đóng đố đen sì
-
Ông già ổng lội ngang kinh
-
Dĩnh dịch tròn tròn
-
Lâm chung áo rách phải mang
-
Dốt có đuôi
Dị bản
Dốt có chuôi
-
Đổ mồ hôi sôi nước mắt
Đổ mồ hôi sôi nước mắt
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tiếng đồn anh làm thầy thuốc, tài giỏi vang xa
-
Em là con gái Giồng Trôm
-
Thương chi bằng nỗi thương con
Thương chi bằng nỗi thương con
Nhớ chi bằng nhớ nước non quê nhà -
Không xuồng nên phải lội sông
-
Song song hai chiếc thuyền tình
-
Nhác trông thấy bóng anh đây
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường -
Đẹp vàng son, ngon mật mỡ
Đẹp vàng son, ngon mật mỡ
-
Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng
Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng
-
Củi tre chụm ngửa, vợ chửa nằm nghiêng
Củi tre chụm ngửa
Vợ chửa nằm nghiêng -
Mẹ già ăn cơm tấm gạo de
-
Bắc thang lên hỏi ông trăng
Bắc thang lên hỏi ông trăng
Hỏi rằng chị Nguyệt đã chừng mấy con -
Em còn bé dại thơ ngây
Em còn bé dại thơ ngây
Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên
Cho nên duyên chẳng vừa duyên
Có thương thì vớt em lên hỡi chàng -
Em về thưa mẹ cùng thầy
Chú thích
-
- Đố
- Thanh tre hay gỗ đóng dọc ở vách, cùng với những thanh ngang gọi là mè, tạo thành "khung xương" cho vách đất.
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lục bình
- Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Lâm chung
- Chết (lâm: đến lúc, chung: cuối cùng).
-
- Hoàn
- Trả lại, trở lại (từ Hán Việt).
-
- Có ý kiến cho rằng thành ngữ này có xuất xứ từ một câu chuyện cười dân gian: Một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Thầy dốt, không biết viết tên gia chủ, nên khoanh một vòng tròn cho dễ nhớ. Có đứa bé tinh nghịch lén sổ thêm một nét vào vòng tròn này. Khi đọc sớ, thầy không biết, cứ việc theo hình vẽ mà đọc là "Gáo." Chủ nhà giật mình, bảo "Bẩm con tên Tròn ạ." Thầy xấu hổ, quát tướng lên "Thế thằng nào mới tra cái chuôi vào đây?"
Lại có ý kiến cho rằng trước đây, sau kì thi Đình, những người trúng tuyển được tập trung lại để yết kiến vua. Họ được sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, vì thế người ta mới chế giễu là "có đuôi."
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Cồi
- Cùi, lõi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Giồng Trôm
- Một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, trước đây còn có tên là quận Tán Kế, đặt theo tên Tán Lý quân cơ Lê Thành Kế (? - 1869), một vị quan triều Nguyễn, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Giồng Trôm. Địa danh Giồng Trôm có từ việc nơi đây từng là một giồng đất trồng nhiều cây trôm.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Xuồng
- Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ròng
- Thuần nhất, tinh khiết.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Lúa de
- Một giống lúa trước đây được trồng nhiều ở cánh đồng An Cựu, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
- Quắn
- Xoăn tít (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Sêu
- (Nhà trai) đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong những dịp lễ tết.