Tiếc công trang điểm bấy lâu
Trai tơ không gặp, gặp râu ba chòm
Toàn bộ nội dung
-
-
Tiếc công anh làm rể vun rơm
Tiếc công anh làm rể vun rơm
Cha mẹ không gả, ăn bụng cơm rồi về -
Su ót lẹm cằm, ham ăn như chó
-
Tiếc công anh ngồi ẩn bóng đèn
Tiếc công anh ngồi ẩn bóng đèn
Kết duyên không đặng cứ trời anh kêu
Anh làm sao lên đặng ông trời
Mượn cái roi điện hại người bạc ơn -
Nhọn hoắt như đầu cá nhồng
-
Những người tay trắng làm nên
Những người tay trắng làm nên
Thân hình mềm mại như mền nệm bông -
Những người mắt trắng môi thâm
Những người mắt trắng, môi thâm
Trai thì trộm cướp, gái dâm chồng người -
Những người miệng rộng răng thưa
-
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình anh thấp thỏm đợi chờ
Tình em muôn đợi chín chờ mười mong -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đàn ông tậu ruộng ba bờ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bà già như ruộng đỉnh gò
Bà già như ruộng đỉnh gò
Đang hạng con gái như kho ruộng mềm -
Đi cấy thì gốc chổng lên
-
Người ta xẻ gỗ trên ngàn
Người ta xẻ gỗ trên ngàn
Anh đây cưa lấy một nàng đương tơ -
Cùng giống nhà Phật sinh ra
-
Vừa bằng khúc củi, nó lủi vô lùm
-
Tai nghe con nhạn khơi chừng
-
Tai nghe câu ví não nà
-
Tai nghe câu ví hay hay
Tai nghe câu ví hay hay
Như em nỏ mệt nỏ say sao đành -
Tai nghe câu ví chân vân
-
Tai nghe anh lấy vợ Ba La
Chú thích
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Su
- Sâu (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Cá nhồng
- Một loại cá săn mồi có cơ thể thuôn dài với các quai hàm khỏe, rất phàm ăn. Cá nhồng sống ngoài biển khơi, có thể bắt gặp ở dạng sống đơn độc hoặc thành bầy xung quanh các rạn san hô.
-
- Trà Nhiêu
- Tên một ngôi làng ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ thế kỷ 16 đến 17, đây là nơi thông thương nổi tiếng nhờ có vị trí giao nhau thuận tiện của 3 nhánh sông Ly Ly, Thu Bồn và Trường Giang cùng đổ ra cửa biển Đại Chiêm.
-
- Phô
- Nói (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Ruộng ba bờ
- Cách nói ám chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Khơi chừng
- Xa xôi.
Đường đi khuất nẻo khơi chừng,
Tuyết sương mấy dặm, suối rừng bao nhiêu.
(Phan Trần)
-
- Gò
- Co lại, kéo lại.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Hát ví
- Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
-
- Não nuột
- Buồn một cách thấm thía. Còn nói não nà .
Nghe não nuột mấy dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bấy lâu
(Tì bà hành - Bạch Cư Dị, bản dịch của Phan Huy Thực)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rứa mà
- Thế mà (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Xem chú thích "chân vân" ở đây.
-
- Ba La
- Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.