Mía ngọt tận đọt
Heo béo tận lông
Cổ thời mang gông
Tay cầm lóng mía
Vừa đi vừa hít
Cái đít sưng vù
Toàn bộ nội dung
-
-
Trán em nở, mặt em tròn
-
Tiếng đồn du kích Tịnh Khê
-
Sơn Tịnh đường đinh
-
Chồng muống, chồng cà
-
Dún mình như thể dún đu
-
Núi Cà Tang hòn ngang hòn dọc
-
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Đến bữa tối trời không dám ra sân -
Nói nên mà ở chẳng nên
-
Cù rù, củ rũ, cù rù
-
Miệng mật thường chứa gươm lòng
Miệng mật thường chứa gươm lòng
Những người miệng độc ít hòng hại ai -
Một khúc cứng ngắc như lim
-
Miệng khôn, trôn dại
-
Mấy ai bằng được như anh
Mấy ai bằng được như anh
Mặc ai tráo trở anh cứ làm lành, ở ngay -
Lựa lời trước mới hở môi
Lựa lời trước mới hở môi
Cũng thì tiếng nói đứng ngồi không an
Cũng thì tiếng nói như vàng
Cũng thì tiếng nói phải mang giận hờn -
Lấy chồng chọn kẻ hay lo
-
Chính chuyên chết có tiếng cồng
-
Khôn thế gian làm quan địa ngục
Khôn thế gian làm quan địa ngục
Dại thế gian làm quan thiên đàng -
Ăn ha hả, trả ngùi ngùi
Dị bản
Ăn hả hả, trả ỉ ỉ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Rau âm phủ nấu với mủ lồn tiên
Chú thích
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Gông xiềng
- Gông là một dụng cụ làm bằng gỗ hoặc tre, thường là rất nặng, để đeo vào cổ tội nhân ngày trước. Xiềng là sợi xích lớn có vòng sắt ở hai đầu để khoá chân tay người tù. Gông xiềng vì thế thường được dùng để chỉ ách nô lệ.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Tịnh Khê
- Tên một xã thuộc thành phố Quảng Ngãi. Tại đây có thắng cảnh bãi biễn Mỹ Khê.
-
- Sơn Tịnh
- Tên một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có núi Thiên Ấn, một trong hai biểu tượng của tỉnh (cùng với sông Trà Khúc tạo thành cặp núi Ấn - sông Trà).
-
- Đường bát
- Cũng gọi là đường tán hoặc đường đinh, loại đường mía được tạo hình bằng cách đổ nước đường thắng vào bát. Để bảo quản, đường bát được xếp từng cặp có dây rơm quấn quanh bỏ vào giỏ đem phơi rồi đậy kỹ treo lên xà nhà. Đường bát rất phổ biến ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam.
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Đây là trò chơi dân gian tương tự trò Nu na nu nống.
-
- Dún
- Nhún.
-
- Núi Cà Tang
- Còn gọi núi Bà, tên một ngọn núi cao 452 m thuộc huyện Nông Sơn (mới tách từ huyện Quế Sơn), tỉnh Quảng Nam.
-
- Trọc
- Đục, không trong.
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chày giã gạo
- Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Miệng khôn, trôn dại
- Nghĩ và nói thì hay, nhưng khi bắt tay làm thì bị cái vật dục tầm thường ảnh hưởng mà hỏng việc.
Miệng khôn trôn dại đừng than phận,
Bụng ỏng lưng eo chớ trách trời!
(Già kén kẹn hom - Hồ Xuân Hương)
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Ngùi ngùi
- Bùi ngùi.
-
- Có bản chép: Ngựa ông Cao Biền.
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.