Ai kêu ai hú bên sông
Mẹ kêu con dạ, có chồng phải theo
Toàn bộ nội dung
-
-
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy -
Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao -
Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
-
Thừa con gả cho hàng tờ
-
Một năm là mấy tháng xuân
-
Sống tết chết giỗ
-
Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
-
Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
-
Chửi như mất gà
Chửi như mất gà
-
Chung nhau mấy chén rượu đầy
Chung nhau mấy chén rượu đầy
Không say men rượu lại say men tình -
Chuối non chín bẹ, chuối mẹ chín tàu
Chuối non chín bẹ, chuối mẹ chín tàu
Chê đây lấy đó có giàu hơn anh? -
Chuột khôn cũng thể chuột nhà
Chuột khôn cũng thể chuột nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em -
Chuông trên lầu kêu sáu khắc
-
Chuông vàng gác cửa tam quan
-
Chưa chồng ở vậy cho yên
Dị bản
Chưa chồng ở vậy cho nguyên
Để rồi anh dọn chiếc thuyền quyên rước em về
-
Chưa đặt trôn đã đặt miệng
Dị bản
-
Chưa được thì hứng bằng rá
-
Chưa được thì khấn một trâu
Chưa được thì khấn một trâu
Được rồi thì có trâu đâu cho bà -
Chưa hỏi đã cưới liền tay
Chú thích
-
- Hàng tờ
- Người làm tranh Đông Hồ.
-
- Phong trần
- Nghĩa gốc là gió (phong) và bụi (trần), hiểu theo nghĩa rộng là chịu nhiều mưa nắng dãi dầu, gian nan vất vả.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Truyện Kiều)
-
- Sống tết, chết giỗ
- Đây là phong tục của người mình đối với thân nhân, họ hàng: khi còn sống thì lễ tết thăm hỏi chu đáo; mất rồi thì mỗi năm lại làm giỗ tưởng nhớ, không dám đơn sai.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
- Ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Chưa đặt trôn đã đặt miệng
- Chưa ngồi đã nói liên hồi. Chê hạng nói nhiều, vô duyên, bộp chộp.
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Tu
- Nói to, nói nhiều, nói liên tục (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.