Phụ mẫu sinh ra có cặp chân mày
Sao em thò dao vô cạo, không nhớ ngày phụ mẫu sanh
Toàn bộ nội dung
-
-
Phụ mẫu sanh em ra
Phụ mẫu sanh em ra
Nước da em trắng, cặp chân mày ngay ngắn
Khéo nắn cái bánh nó tròn
Cha mẹ anh sanh anh ra
Sắm cho anh một cái nĩa vàng
Chờ cái bánh trung thu em đem tới
Thì cái nĩa vàng anh đâm vô -
Năm nay mắc vải rẻ bông
Năm nay mắc vải rẻ bông
Sắm được cái áo thì không cái quần -
Nặng tình hạt muối Sa Huỳnh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nằm đất nhà cô hàng hương còn hơn nằm giường cô hàng cá
Dị bản
Nằm đất hàng hương còn hơn nằm giường hàng cá
Lồn cô hàng cá còn nhẵn hơn má anh hàng hương
-
Nam mô một bồ lấy bốn
-
Nác trong mà giếng hôi rều
-
Nác khe chè núi củi rừng
-
Nạ dòng trang điểm lẳng lơ
-
Chịu đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
-
Mười đứa con gái không bằng hòn dái của đứa con trai
Mười đứa con gái không bằng hòn dái của đứa con trai
-
Không phải bò cũng chẳng phải trâu
-
Mười thằng ở chung một hòm
-
Mượn màu kinh sử ăn chơi
-
Mướp già mướp lại ra xơ
-
Mỹ An bần chát mà chua
-
Mình em nào nhẫn, nào hoa
-
Má đừng khắc bạc con dâu
-
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Má ơi con muốn lấy ông thầy chùa
Chuối, xôi, bông, bánh, bốn mùa má ấm thân -
Được thì chia bảy chia ba
Được thì chia bảy chia ba
Thua thì phải ngửa ngực ra mà đền
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Trà Quế
- Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.
-
- Nằm đất nhà cô hàng hương còn hơn nằm giường cô hàng cá
- Nhà làm hương (nhang) thì lúc nào cũng thơm tho, không tanh tao như hàng cá.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Lịch
- Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Cầm bằng
- Kể như, coi như là (từ cũ).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Mỹ An
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Chõng
- Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn. Ngày xưa, những nhà buôn bán nhỏ thường xếp hàng hóa lên một chiếc chõng, gọi là chõng hàng.
-
- Đồng kẽm
- Đồng tiền làm bằng kẽm. Thời phong kiến, tiền tệ lưu thông gồm bốn loại: vàng, bạc, tiền đồng, tiền kẽm. Vàng bạc là quý nhất. Tiền kẽm có giá trị thấp nhất. Một đồng tiền đúc bằng đồng (gọi là tiền tốt) có giá trị gấp sáu lần một đồng tiền kẽm.
-
- Khắc bạc
- Khe khắt và ác nghiệt.