Hò như hò đò
Hò như hò đò
Dị bản
Gọi như gọi đò
Hò như hò đò
Gọi như gọi đò
Học chẳng hay, thi may thì đỗ
Gớm thay cái lũ to đầu
Không bằng em nhỏ giữ trâu ngoài đồng
Gần chùa phong cảnh mọi đàng
Ở gần thợ nhuộm vẻ vang mọi màu
Gái xứ này biết cày, biết cấy
Chèo ghe, gánh lúa giữa đồng
Anh nào chữ nghĩa không thông
Cuốc cày không giỏi đừng hòng sánh duyên
Phụng với rồng cũng đồng nhan sắc
Kết cuộc rồi chồng Bắc vợ Nam
Sinh ngã chi sơ, nhĩ vị sinh,
Nhĩ sinh vi hậu, ngã vi huynh.
Đồng thời cộng hưởng trân cam vị,
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình?
(Tớ đẻ trước khi chú chửa sinh
Sau khi sinh chú, tớ làm anh
Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng
Cốt nhục làm sao nỡ dứt tình?)
Bài thơ này được cho là có ý đả kích việc vua phế truất và giam giữ anh mình là thế tử Hồng Bảo cho đến chết.
Ngày xưa, theo quan niệm dân gian, sao chổi xuất hiện thường được cho là điềm loạn lạc.
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai?
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)