Em như hoa nở trên cành
Anh như con bướm lượn vành khát khao
Toàn bộ nội dung
-
-
Đàn bà lòng dạ hiểm sâu
Đàn bà lòng dạ hiểm sâu
Ngồi đâu cũng nói những câu ân tình -
Đàn bà lo khi sinh đẻ
-
Em không tham chi anh bồ lúa quan tiền
-
Em không lấy chồng thiên hạ đa nghi
-
Em không lấy chồng cho cha mẹ nhờ
-
Ngó lên đàng tóc rẽ tư
-
Em nghe tin anh có vợ rồi
Em nghe tin anh có vợ rồi,
Dù gan vàng dạ sắt dám đứng ngồi với anh -
Tháng tám đàn bà sinh câm
-
Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng Lăng ăn tắc cổ
-
Kiến thiết mà chẳng bố phòng
-
Khôn văn tế dại văn bia
Dị bản
-
Thân bằng tre, thường rúc rích cười
-
Tang cha tang mẹ đã đành
Tang cha, tang mẹ đã đành
Có phải tang tình thì vứt tang đi -
Tài trai lấy năm lấy bảy
-
Vùng cao có ngọn rau ranh
-
Nghe lời em kể thêm thương
Nghe lời em kể thêm thương
Mong cho tình lược nghĩa gương vẹn tròn -
Nghe lời anh kể nhẹ nhàng
Nghe lời anh kể nhẹ nhàng
Trong tay có bạc có vàng cũng trao -
Nghe em có cái rương đồng
Nghe em có cái rương đồng
Anh về rèn khóa sắt chạm rồng đưa sang -
Ngày thời ngậm búp hoa sen
Chú thích
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: Tháng tám giáp hạt hết gạo, nông dân cắt lúa non về rang lên làm cốm, làm thính ăn đỡ đói. Các bà, các chị vừa làm vừa nếm. Vì cốm, thính đều khó ăn, ai cũng phải ngậm trong miệng nhai, bất ngờ có người hỏi chuyện cứ ú ớ chẳng khác nào bị câm. Làm cốm, thính phải dùng nia, giần, sàng để sàng sảy, có chút dính vào cũng phải tận thu, "vập" cho ra bằng hết. Tháng ba, ngày tám, chủ thiếu ăn, chó cũng đói giơ xương sườn. Ngửi thấy mùi thơm ngũ cốc, lũ chó quanh quẩn lăn vào la liếm, bị người đuổi ra không được, tiện tay dùng giần, sàng vập (đánh) vào chó.
-
- Thọ Hạc
- Địa danh nay thuộc xã Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa. Vào thời cuối Lê đầu Nguyễn, đây là tên chung cả ba đơn vị, ba cấp hành chính cơ sở: thôn Thọ Hạc, xã Thọ Hạc, tổng Thọ Hạc thuộc huyện Đông Sơn.
-
- Linh Lộ
- Tên Nôm là làng Lăng, một ngôi làng nằm trên địa phận xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
-
- Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng Lăng ăn tắc cổ
- Cà làng Hạc rất giòn, khi cắn thì nghe tiếng vỡ ra (như gãy răng). Khoai làng Lăng nhiều bột, khi ăn dễ bị nghẹn (tắc cổ). Câu này khen sản vật cà và khoai ở hai làng này.
-
- Kiến thiết
- Sắp đặt, xây dựng, thường có quy mô lớn (từ Hán Việt).
-
- Bố phòng
- Sắp xếp binh lính để ngăn ngừa giặc (từ Hán Việt).
-
- Văn tế
- Hay tế văn, một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết, công đức của người ấy và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình (theo Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm).
-
- Văn bia
- Một bài văn vần được khắc lên một tấm đá đúc với ý xưng tụng, kỉ niệm hoặc đánh dấu.
-
- Khôn văn tế, dại văn bia
- Văn tế thường được viết ra giấy để đọc trong đám tang, xong rồi đốt đi nên không ai nhớ. Văn bia khắc lên đá nên khó mất, phải chịu nhiều đàm tiếu thế gian.
-
- Văn ai
- Bài văn khóc thương người chết.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Rau ranh
- Một loại rau mọc hoang trên rừng, lá to bằng lá chè, có màu nõn chuối, mùi hơi chua. Rau ranh mọc nhiều nhất ở vùng núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My (Quảng Nam).
-
- Rau rìu
- Còn gọi trai đầu rìu, một loại rau dại mọc nhiều trên các chân ruộng. Cây rau có thân mềm, lá đơn dài chừng 5-7cm, có thể luộc ăn hoặc làm vị thuốc Nam.
tôi yêu đất nước này lầm than
mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
ăn rau rìu, rau éo, rau trai
nuôi lớn người từ ngày mở đất
(Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."