Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  2. Đọt
    Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
  3. Rẹng
    Rễ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  4. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  5. Đát
    Công đoạn sau khi đan (rổ, mê, thúng…), dùng các nan nhỏ hơn đan lồng vào bốn phía mép tấm mê để cố định các nan đã đan.
  6. Lận
    Một công đoạn trong quá trình đan rổ, thúng, làm cho tấm đan hình phẳng trở thành hình dáng của sản phẩm.
  7. Nứt
    Một công đoạn khi đan rổ rá: Dùng dây mây để buộc vành trong, vành ngoài và tấm mê lại với nhau.
  8. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Nói lại "đồn lầu" và "đặt cầu."
  10. Khoai mài
    Một loại dây leo cho củ (gọi là củ mài, củ chụp hoặc củ hoài sơn). Củ mài ăn được và còn có tác dụng chữa bệnh.

    Củ mài

    Củ mài

  11. Rành rành
    Một số nơi gọi là cây rang hoặc cây chổi trện, một loại cây mọc tự nhiên ở các vùng đồi núi. Rành rành được khai thác để làm chổi, gọi là chổi rành rành, chổi rang, chổi xể, hoặc chổi trện.

    Cây rành rành

    Cây rành rành

  12. Anh em rể như chổi xể quét nhà
    Sợi chổi xể to và cứng, chỉ dùng để quét sân, khi quét nhà thường bị vướng nền bật lại. Anh em rể thường hay khích bác nhau, ít nhường nhịn nhau.
  13. Nường
    Nàng (từ cũ).
  14. Anh ba sương gặp nường bảy nắng
    Ba sương bảy nắng chỉ sự từng trải gian khổ. Nghĩa bóng: Đã rủi ro, cay cực lại càng thêm rủi ro cay cực.
  15. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  16. Ai vác dùi đục đi hỏi vợ
    Làm việc gì cũng phải có cách thức, phương tiện phù hợp.
  17. Tày
    Bằng (từ cổ).
  18. Ai lanh tay thì tày đũa
    Đầu đũa phải so cho bằng (tày) thì mới gắp được nhanh và nhiều khi ăn. Nghĩa bóng: Nhanh nhẹn thì được hưởng lợi nhiều.
  19. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  20. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  21. Ác đen đậu cây quế
    Chỉ sự không tương xứng, thường là trong quan hệ lứa đôi.
  22. Dứa
    Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  23. Mít
    Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...

    Quả mít

    Quả mít

  24. Ác là
    Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.

    Bồ các (ác là)

    Ác là

  25. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  26. Sông An Cựu
    Con sông nhỏ, dài khoảng 30 km, là chi lưu của sông Hương chảy qua phía Nam thành phố Huế. Đây là một con sông đào, được đào vào năm Gia Long thứ 13 (khoảng 1815) để góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy, vì vậy mới có tên khác là Lợi Nông. Ngoài ra, sông An Cựu còn có các tên khác là Phủ Cam hay Thanh Thủy.

    Sông An Cựu

    Sông An Cựu

  27. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  28. Tò vò
    Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.

    Con tò vò

    Con tò vò