Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tứ bề
    Bốn bề, xung quanh.
  2. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  3. Dân gian nói cây bần toàn giống đực là bởi loài cây này luôn có một phần của rễ mọc ngoi lên mặt đất để hút dưỡng khí, dân gian gọi là "cặc bần." Cũng theo đó, dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long còn truyền tụng câu đối:

    Nước chảy cặc bần run bây bẩy
    Gió đưa dái mít giãy tê tê

    Câu đố còn có ý chơi chữ, "bần" cũng có nghĩa là nghèo túng.

  4. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  6. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  7. Gươm trường
    Từ chữ Hán Việt trường kiếm, loại gươm có lưỡi dài.
  8. Nường
    Nàng (từ cũ).
  9. Thần Phù
    Còn có tên Càn môn (cửa Càn Phù), Thần Đầu, Tiểu Khang. Xưa là cửa biển có tầm chiến lược để thuyền bè từ Bắc tiến vào Nam, thuộc tỉnh Ninh Bình, dưới thời Nguyễn một phần bị tách về tỉnh Thanh Hóa. Nay chỉ còn là vùng đất nằm ở hai bên cửa biển cũ đã lùi sâu trong đất liền hơn 10 km, hiện thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa.

    Địa danh này gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử, hiện còn lưu nhiều cổ tích như đền thờ Áp Lãng Chân Nhân, đình làng Phù Sa thờ Triệu Việt Vương, bia đá cửa Thần Phù...

    Cửa Thần Phù ngày nay

    Cửa Thần Phù ngày nay

  10. Thanh la
    Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.

    Thanh la

    Thanh la

  11. Xóm Bầu
    Một địa danh nay thuộc xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
  12. Trống chầu
    Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.

    Trống chầu

    Trống chầu

  13. Thi Phổ
    Tên một làng nay là thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nơi có nghề làm mạch nha truyền thống nổi tiếng cả nước.
  14. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  15. Thuận Yên
    Một làng thuộc xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Làng có ba mặt giáp với núi đồi trùng điệp.
  16. Câu tục ngữ này mô tả đời sống sinh hoạt của người dân một số vùng của tỉnh Quảng Ngãi ngày trước: Dân xóm Bầu dùng phèng la làm hiệu lệnh để tập trung và cổ võ dân chúng địa phương đi vét kênh mương sau mùa lũ lụt; dân Thi Phổ dùng trống chầu để cổ võ dân chúng đắp đập, sửa đập vào mùa nước lũ hay báo động mỗi khi con đập bị nước lũ xoang; dân Thuận Yên dùng mõ gỗ để xua đuổi hùm beo mỗi khi chúng xuống làng bắt gia súc hay phá hoại mùa màng.
  17. Thanh tân
    Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
  18. Lừa
    Lựa chọn.
  19. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  20. Cá trê
    Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  21. Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.

    Cú mèo

    Cú mèo

  22. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  23. Từ Hi Thái hậu
    (10/10/1833 – 15/11/1908) Hoàng thái hậu nhiếp chính thời nhà Thanh (Trung Quốc), phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh. Từ Hi Thái hậu, Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã hậu (thời Hán) được xem là ba người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.

    Từ Hi Thái hậu

    Từ Hi Thái hậu

  24. Dũng Quyết
    Cũng gọi là rú (núi) Quyết, một ngọn núi nằm trong quần thể Lâm viên Núi Quyết thuộc địa bàn phường Trung Đô, thành phố Vinh, Nghệ An. Từ xưa núi đã được đánh giá là có thế Long, Ly, Quy, Phượng, được vua Quang Trung chọn là nơi đóng đô, gọi là Phượng Hoàng Trung Đô.

    Đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết

    Đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết

  25. Cửa Lò
    Một địa danh ven biển nay là thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và là một địa điểm du lịch nổi tiếng.

    Bãi biển Cửa Lò

    Bãi biển Cửa Lò

  26. Thấy bà
    Cách nói nhấn mạnh thể hiện ý: nhiều hơn bình thường, rất, lắm (khẩu ngữ).
  27. Thịt thà
    Thịt thực phẩm nói chung
  28. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  29. Tuần đinh
    Người giúp việc canh phòng trong làng xã dưới thời phong kiến hoặc Pháp thuộc.
  30. Biện tuần
    Một chức vụ dưới thời Pháp thuộc, chuyên lo việc biên kí, sổ sách.
  31. Hịt
    Hệt (phương ngữ Nam Bộ).
  32. Đề
    Móng (thường dùng cho thú vật).
  33. Hố bom
    Hố tạo thành do bom nổ.

    Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
    Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
    Ðất nước mình nhân hậu
    Có nước trời xoa dịu vết thương đau.

    (Khoảng trời - hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ)

    Những hố bom sau một trận oanh tạc của máy bay B52 trong chiến tranh Việt Nam

    Những hố bom sau một trận oanh tạc của máy bay B52 trong Chiến tranh Việt Nam

  34. Nói thuội
    (Trẻ con) Bắt chước, lặp lại lời của người lớn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  35. Luân thường
    Phép tắc đạo đức của Nho giáo phong kiến, qui định hành động hằng ngày của người ta.
  36. Mống
    Dại dột (từ cổ).