Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thiên lý
    Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.

    Hoa thiên lý

    Hoa thiên lý

  2. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  3. Hoa khoai lang

    Hoa khoai lang

  4. Nâu sồng
    Màu được nhuộm từ củ nâu và lá của cây sồng; dùng để chỉ quần áo của nhà chùa hay của người dân quê miền Bắc thường mặc.

    Áo nâu sồng

    Áo nâu sồng

  5. Oản
    Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.

    Oản làm bằng xôi

    Oản làm bằng xôi

  6. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  7. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  8. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  9. Có bản chép: "Có nhân nghĩa mới quên tình người xưa".
  10. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  11. Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi
    Câu ca dao này nhắc đến đến bốn danh nhân nổi tiếng của đất Đồng Nai thời xưa, nhân dân ca tụng và gọi họ là bốn con rồng. Trong đó:

    Nghĩa: Có thể là Bùi Hữu Nghĩa, nhà thơ và nhà soạn tuồng ở đất Nam bộ, từng làm quan dưới triều nhà Nguyễn ngày trước. Năm 1835, ông đỗ thủ khoa trong kỳ thi Hương ở Gia Định và từ đó được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Bùi Hữu Nghĩa là một người liêm chính nên không được lòng quan trên, cũng bởi vì điều này mà đường công danh của ông gặp khá nhiều bất trắc. Ông là một người có tài về thơ nhưng lại nổi danh về tuồng, khắp miền Nam kỳ lục tỉnh vào khoảng giữa cuối thế kỷ 19 không ai là không biết đến tài năng của Bùi Hữu Nghĩa. Các bản tuồng nổi tiếng của ông: Tây du, Mậu tòng, Kim Thạch kỳ duyên.
    Trong một ý kiến khác, học giả Vương Hồng Sển cho rằng Nghĩa ở đây có thể là Trịnh Hoài Nghĩa, hậu duệ của Trịnh Hoài Đức, là một thầy dạy chữ Nho và rất giỏi về thi phú. Ông có để lại một vế đối mà chưa có ai đối được: "Hạng Võ khóc Ngu Cơ, ngơ cu Hạng Võ".

    Sang: Cũng theo học giả Vương Hồng Sển, Sang có thể là Phụng Hoàng San, một soạn giả cổ nhạc nổi tiếng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông là tác giả của tập "Bản đờn tranh & bài ca", gồm bản đờn của 11 điệu và lời của 24 bài hát.

    Lộc Lễ: Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào giải đáp về thân thế của hai người này.

  12. Quản
    Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
  13. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  14. Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.

    Quả lê

    Quả lê

  15. Bài này có ý tục.
  16. Hàm Rồng
    Tên một ngọn núi nằm trong dãy Ngũ Hoa Phong nằm bên bờ sông Mã, có dáng như đầu rồng. Tên Hàm Rồng cũng được đặt cho một cây cầu ở khu vực này, đồng thời là tên của một phường thuộc thành phố Thanh Hóa hiện nay.
  17. Khó
    Nghèo.
  18. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Giòi trong xương giòi ra
    Bà con trong nhà hại nhau.
  20. Xuồng
    Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).

    Xuồng ba lá

    Xuồng ba lá

  21. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  22. Tảo tần
    Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.