Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Sãi
    Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
  2. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Mài mực ru con, mài son đánh giặc
    Mài mực Tàu (để viết chữ Hán) thì động tác nhẹ nhàng, khoan thai như ru con. Mài mực son (để khuyên, điểm, khen chữ tốt) thì vất vả hơn (như "đánh giặc") do cục son làm từ thứ đá đỏ rất cứng.
  4. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  5. Lang vân
    Lang chạ, trắc nết.
  6. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  7. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  8. Có bản chép: béo ngời.
  9. Có bản chép: nằm.
  10. Buồng hương
    Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
  11. Tuần Giang, Nho Hứa bán chúa lập công
    Vào năm Canh Ngọ (1780), Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Hữu Chỉnh theo Tây Sơn đánh bại, chạy khỏi thành Thăng Long, qua huyện Yên Lãng (nay là Mê Linh) gặp tiến sĩ Lý Trần Quán. Quán đón Khải về nhà ở Hạ Lôi giao cho học trò là Tuần Giang (có bản chép là Tuần Khang, hoặc Tuần Trang) đưa đi trốn. Giang mưu cùng Nho Hứa (có bản chép là Nho Nứa) đem Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn. Lý Trần Quán sau đó tự vẫn để tỏ lòng trung thành với chúa Trịnh.
  12. Tiểu phú do cần, đại phú do thiên
    Chăm chỉ thì đủ ăn đủ mặc, giàu có thì do thời vận (thành ngữ Hán Việt).
  13. Cao su
    Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.

    Khai thác nhựa cao su

    Khai thác nhựa cao su

  14. Bủng beo
    Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
  15. Đầu thế kỉ 20, thực dân Pháp lập rất nhiều đồn điền cao su ở Việt Nam và liên tục chiêu mộ phu đồn điền. Để đi phu, người dân chỉ việc đưa ngón tay lăn mực, điểm chỉ vào giấy giao kèo. Điều kiện làm việc và ăn uống cực khổ, lại thường xuyên bị quản thúc, đòn roi, nên rất nhiều người đã bỏ mạng tại các đồn điền cao su.

    Phu đồn điền cao su

    Phu đồn điền cao su

  16. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  17. Trùng phùng
    Gặp lại nhau (từ thường dùng trong văn chương).

    Trùng phùng dầu họa có khi
    Thân này thôi có còn gì mà mong

    (Truyện Kiều)