Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Sẩy
    Chết. Từ này có lẽ có gốc từ cách người Hoa gốc Quảng Đông phát âm chữ tử.
  2. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  3. Khoai môn
    Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.

    Cây và củ khoai môn

    Cây và củ khoai môn

  4. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  5. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  6. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  7. Tân khổ
    Cay đắng, khổ sở (từ Hán Việt, thường dùng trong văn chương cổ).
  8. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  10. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  11. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  12. Miệt Thứ
    Vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm huyện Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên, U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang và huyện U Minh ở tỉnh Cà Mau. Dựa vào tư liệu trong Gia Định Thành Thông Chí và Đại Nam Nhất Thống Chí,  nhà nghiên cứu Sơn Nam giải thích "miệt" nghĩa là miền theo phương ngữ Nam Bộ, còn "Thứ" có nghĩa là số thứ tự của mười con rạch tiêu biểu chảy song song từ vùng đất trũng giữa đồng bằng ra biển: rạch Thứ Nhứt (Nhất), rạch Thứ Hai, ... Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng tên gọi miệt thứ là để tưởng nhớ người vợ thứ tên Miệt của ông Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, người đã có công đào kênh Vĩnh Tế. So với các vùng đất khác ở đồng bằng sông Cửu Long như miệt vườn, miệt thứ là nơi được khai phá sau cùng, nước lợ, đất trồng không tốt và bị nhiễm mặn nên năng suất lúa không cao, khó trồng cây ăn trái. Bù lại, những sản vật từ rừng như mật ong, trăn, rắn, chim và thủy sản lại rất phong phú dồi dào.

    Miệt Thứ Kiên Giang

    Miệt Thứ Kiên Giang

  13. Cầu an
    Cũng gọi là kì yên, một nghi lễ của Phật giáo. Lễ cầu an (cầu cho an bình) có mục đích sám hối tội lỗi, dứt trừ nghiệp chướng, tránh mọi bệnh hoạn, tai họa và nghiệp báo.
  14. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  15. Xu xoa
    Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.

    Xu xoa

    Xu xoa

  16. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  17. Nhuốc nha
    Nhuốc nhơ (phương ngữ Nam Bộ).
  18. Mược
    Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
  19. Áo xông huơng
    Áo gấm và áo thêu của hoăc người quyền quí và giàu có thời xưa ở nước ta thường không được giặt mà được cất trong hòm gỗ bằng trầm hương hoặc xông bằng cách đốt trầm cho thơm.
  20. Cam sen
    Một giống cam ngon, vỏ mỏng, múi hơn dai, vị ngọt dịu, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Quảng Ninh...