Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cội
    Gốc cây.
  2. Khi không
    Không có nguyên cớ gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Hòn Yến
    Tên một đảo đá cao nằm ngoài khơi xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngày xưa nơi đây có rất nhiều chim yến đến làm tổ, nên có tên gọi như vậy. Hiện nay Hòn Yến được xem là một thắng cảnh độc đáo của Phú Yên.

    Hòn Yến

    Hòn Yến

  5. Lưới mành
    Loại lưới đánh cá biển truyền thống của các tỉnh Nam Bộ, chủ yếu dùng để khai thác các loài cá nổi như cá chim, trích, nục, cơm, bạc má, chỉ vàng...

    Lưới mành

    Lưới mành

  6. Bang
    Nước, quốc gia (từ Hán Việt).
  7. Lính mộ
    Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.

    Lính khố đỏ.

    Lính khố đỏ.

  8. Hát đúm
    Một loại hình ca hát dân gian ở các tỉnh phía Bắc (nổi bật nhất là huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), do nhiều thanh niên trai gái cùng tham gia, thường ở dạng đối đáp. Theo người dân vùng ven biển Thủy Nguyên thì hát đúm đã có ở đây cách ngày nay khoảng bảy, tám trăm năm vào thời nhà Trần, nhưng có lẽ phải tới thế kỉ 16 (thời nhà Mạc), sau khi chùa Kiến Linh được tạo dựng ở Phục Lễ thì nó thực sự mới được hát trong lễ hội chùa.

    Xem video về lễ hội hát đúm ở Thủy Nguyên.

  9. Đu tiên
    Một trò chơi có nguồn gốc từ miền Bắc, được tổ chức trong các dịp lễ hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh cây đu, người ta treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu. Người dự cuộc đu phải đưa cánh đu bay cao, giật cho được chiếc khăn kia, mới được coi là thắng cuộc. Ngoài việc đu cao, họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt, thì mới được tán thưởng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Ất Tị, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)… mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm Thành khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của châu Hóa, đến khi ấy ụp đến cướp bắt lấy người đem về.”

    Đu tiên

    Đu tiên

  10. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  11. Trù
    Trầu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Huế
    Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đôthần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  13. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  14. Chó đá
    Tượng đá tạc hình chó, thường đặt trước cổng nhà, đền chùa, hoặc đặt trên bệ thờ, cùng có mục đích là để cầu phúc, trừ tà. Đây là một phong tục đặc thù trong tín ngưỡng của người Việt.

    Chó đá canh trước phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Phương.

    Chó đá canh trước phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Phương.

  15. Đánh chó đá vãi cứt
    Chỉ hạng bủn xỉn, hà tiện quá đáng. Tương tự như câu "Vắt cổ chày ra nước."
  16. Sông Dinh
    Một nhánh nhỏ của sông Đà Rằng, chảy quanh thị xã Tuy Hòa (nay là thành phố Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên. Hiện sông đã bị bồi lấp. Chú ý: phân biệt với một số con sông ở các tỉnh Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tên là sông Dinh.
  17. Ga
    Gà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  18. Trảo Nha
    Một làng cổ nay thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Vùng đất này nổi tiếng từ xưa về truyền thống học vấn, có nhiều người đậu đạt cao, trong đó nổi tiếng nhất là họ Ngô trải mười tám đời quận công.
  19. Trự
    Chữ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  20. Văn Cử
    Một làng thuộc xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
  21. Trảo Nha là một làng đỗ đạt, nên đến con gà cũng gáy ra chữ. Văn Cử là làng nghèo khó, đến tiếng chó sủa cũng như đòi ăn.
  22. Kiềng
    Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.

    Kiềng ba chân

    Kiềng ba chân

  23. Chiêm, mùa
    Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
  24. Cần
    Siêng năng (từ Hán Việt).
  25. Đút
    Đốt (phương ngữ).
  26. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  27. Mấn
    Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  28. Sông Vị Hoàng
    Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.

    Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:

    Sông kia rày đã nên đồng
    Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
    Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

  29. Quảng Ngãi
    Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.

    Núi Ấn

    Núi Ấn sông Trà

  30. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  31. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.