Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Hai câu này nói ví von về quan hệ nam nữ.
  2. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  3. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  4. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  5. Tiểu nhân
    Một khái niệm của Nho giáo, chỉ những người hèn hạ, thiếu nhân cách, không có những phẩm chất cao thượng và lí tưởng lớn. Trái nghĩa với tiểu nhân là quân tử.
  6. Ác là
    Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.

    Bồ các (ác là)

    Ác là

  7. Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
  8. Tréo que tréo quảy
    Tréo ngoe tréo ngoảy - ngược đời (phương ngữ miền Trung).
  9. Trảy
    Loại cây thuộc họ tre trúc, thân thẳng, không có gai.
  10. Nậu
    Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  11. Ngoi nam
    Mua thưa, nhỏ hạt trong mùa hè, trước khi có gió Lào thổi.
  12. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Có bản chép: Chàng đi.
  14. Làng Ghề
    Tên nôm của làng Yên Kỳ, xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội.
  15. Đường Lâm
    Tên nôm là làng Mía, cũng gọi là làng Đồng Sàng, một ngôi làng nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Làng nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn có tên là đất hai vua vì là quê hương của hai vị vua là Ngô Quyền và Phùng Hưng - hiện làng vẫn còn đền thờ hai vị vua này. Ngày nay, làng vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi... Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh. Tại làng còn có chùa Mía, ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất nước ta (287 tượng).

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm

    Chùa Mía

    Chùa Mía

  16. Đông Viên
    Tên một làng thuộc huyện Quảng Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Tại đây có món đặc sản chè Đông Viên, nấu bằng đậu đen cùng với "mật chè" và bột lọc làm bằng củ hoàng tinh.
  17. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  18. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Cơm khê
    Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
  20. Cháo hoa
    Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.

    Cháo hoa

    Cháo hoa

  21. Nồi bảy, nồi ba
    Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
  22. Có bản chép: số thờ (số vai để thờ, không phải để gánh gồng, làm việc).
  23. Bài này có nhiều câu tương tự với bài "Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần."
  24. Ô môi
    Một loại cây thân gỗ có hoa màu cam đỏ, rất quen thuộc ở miền Tây Nam Bộ. Trái ô môi hình trụ dài tới 60cm, có màu đen khi chín, có nhiều ngăn, trong mỗi ngăn có một hạt màu nâu nhạt, dẹp và cứng. Thịt quả ăn tươi được, hạt có thể ngâm nước cho mềm để nấu chè.

    Quả và hạt ô môi

    Quả và hạt ô môi

  25. Cao nấm ấm mồ
    Nói về tập tục tảo mộ của dân ta. Mộ của dân thường ngày trước chủ yếu đắp bằng đất, tạo hình nấm tròn hay chiếc ghe bầu úp. Mộ lâu ngày thường bị mọc cỏ hoang, trâu bò phá hoại hay lún sụt do mưa gió... Nếu được con cháu trong nhà hàng năm chăm sóc, sửa sang thì nấm mồ tròn, cao, quang đãng, người đã khuất như cũng cảm thấy ấm áp vì lòng thành kính và nhớ thương của con cháu.
  26. Sông Lô
    Còn có tên là sông Mã (ít dùng, do dễ nhầm lẫn với sông Mã ở Thanh Hóa), một phụ lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào nước ta tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối sông là "ngã ba sông" Việt Trì, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Sông Lô có hai phụ lưu lớn là sông Chảy và sông Gâm, ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ là sông Phó Đáy và sông Con.

    Sông Lô đoạn chảy qua Hà Giang

    Sông Lô đoạn chảy qua Hà Giang

  27. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  28. Đãi bôi
    (Nói chuyện) niềm nở nhưng giả dối, không thực lòng. Theo học giả An Chi, từ này có thể bắt nguồn từ chữ Hán đãi 紿 (lừa dối) và bội 倍 (phản, trái lại). Một số địa phương Nam Bộ phát âm thành đãi buôi hoặc bãi buôi.
  29. Hòa Đại
    Tên một làng nay thuộc xã Cát Hiệu, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
  30. Hiệp Luông
    Địa danh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
  31. Truông Ba Gò
    Một vùng đất rộng khoảng 500 mẫu Trung Bộ, hoang vu rậm rạp (Văn học dân gian, tập 1, NXB Văn Học 1977).
  32. Có bản chép: Thế gian dại dại, khôn khôn.
  33. Tiết Nhơn Quý
    Một danh tướng thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hóa kinh kịch Trung Quốc. Hình ảnh Tiết Nhơn Quý được thần thoại hóa thành "tướng tinh cọp trắng" và có nhiều câu chuyện dân gian xung quanh nhân vật này.

    Ở nước ta, cuốn tiểu thuyết dã sử của Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông đã được chuyển thể thành vở cải lương cùng tên được nhân dân khá yêu thích. Xem trích đoạn vở cải lương này tại đây.

  34. Ma Thiên Lãnh
    Tên một ngọn núi được nhắc đến trong tác phẩm Tiết Nhơn Quý Chinh Đông, trên có một sơn trại do hai tướng Châu Văn và Châu Võ trấn giữ. Tiết Nhơn Quý đánh chiếm trại này, đồng thời cùng với hai tướng kết nghĩa anh em.
  35. Bạch giáp, bạch bào
    Giáp trắng, áo bào trắng.
  36. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).