Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gầy
    Gây ra (nghĩa tích cực), tạo dựng, vun vén để đạt được một thành quả nào đó.
  2. Thế thường
    Thói thường ở đời.
  3. Phu thê
    Vợ chồng (từ Hán Việt).

    Có âm dương, có vợ chồng,
    Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

    (Cung oán ngâm khúc)

  4. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  5. Phèn
    Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
  6. Hẹ
    Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.

    Bông hẹ

    Bông hẹ

  7. Rã bèn
    Rệu rã, héo úa.
  8. Khác thể
    Chẳng khác nào, giống như.
  9. Sao Hầu
    Cũng gọi là sao Hậu, tên chòm sao (gồm một ngôi sao) trong nhóm sao Thiên Thị Viên trong thiên văn cổ Trung Quốc. Nhóm sao này phân bố xung quanh cực bắc và nhóm sao Bắc Đẩu. Chúng được nhìn thấy quanh năm từ các vĩ độ trung bình của bán cầu Bắc.

    Nhóm Thiên Thị Viên

    Nhóm Thiên Thị Viên

  10. Trấu
    Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc.

    Trấu

    Trấu

  11. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  12. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Có bản chép: bơ vơ.
  14. Kiều Nguyệt Nga
    Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.

    Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.

  15. Lục Vân Tiên
    Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.

    Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.

  16. Phiên bang
    Nước của người Phiên. Người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc sống ngoài biên cương của mình là người Phiên. Về sau chữ "Phiên" được sử dụng để chỉ nước ngoài nói chung, đặc biệt là những nước không theo văn hiến Trung Hoa.
  17. Đây là bức tượng Lục Vân Tiên do Kiều Nguyệt Nga tạc. Khi bị bắt đi cống cho giặc Phiên, đi ngang qua ải Đồng, nàng đã đeo bức tượng này lên vai, nhảy xuống biển tự vẫn.

    "Vắng người có bóng trăng thanh
    Trăm năm xin gửi chút tình lại đây
    Vân Tiên anh hỡi có hay
    Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng"
    Than rồi lấy tượng vai mang
    Nhằm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay

  18. Có ăn nhạt mới thương đến mèo
    Mèo thường ăn nhạt. Người ta nếu có lúc phải ăn nhạt thì thấy thức ăn vô vị, mất ngon, không muốn ăn. Lúc ấy, người ta mới nghĩ thương con mèo suốt đời phải ăn nhạt. Nghĩa bóng câu này muốn nói: mình có nếm qua sự thiếu thốn nghèo khổ, thì mới biết thương người nghèo khổ thiếu thốn.
  19. Chà
    Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là (cành nè, cây nè).

    Dỡ chà

    Dỡ chà

  20. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  21. Bạo
    Khỏe (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  22. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  23. Trung Lễ
    Tên nôm là Kẻ Ngù, một làng nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xưa kia đời sống của nhân dân ở đây rất cơ cực.
  24. Tóm
    Tóp, gầy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  25. Dam
    Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.

    Cua đồng

    Cua đồng

  26. Chàng Sơn
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chàng Sơn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  27. Lái quét
    Người quét rác ở chợ.
  28. Trước buổi họp chợ và sau khi tan chợ, người lái quét phải dọn dẹp để khu chợ phong quang, sạch đẹp. Bù lại, người bán hàng ở chợ sau mỗi buổi họp chợ lại cho lái quét một phần hàng hóa của mình. Vì vậy, lái quét có rất nhiều loại quà : bánh đa, bánh đúc, bánh rán, hoa quả…ăn luôn miệng không hết.
  29. Nói nửa chừng
    Nói nửa vời, nói nước đôi.
  30. Có bản chép: Người khôn nói tiếng lừng khừng.
  31. Đu tiên
    Một trò chơi có nguồn gốc từ miền Bắc, được tổ chức trong các dịp lễ hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh cây đu, người ta treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu. Người dự cuộc đu phải đưa cánh đu bay cao, giật cho được chiếc khăn kia, mới được coi là thắng cuộc. Ngoài việc đu cao, họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt, thì mới được tán thưởng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Ất Tị, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)… mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm Thành khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của châu Hóa, đến khi ấy ụp đến cướp bắt lấy người đem về.”

    Đu tiên

    Đu tiên

  32. Giỗ Tổ Hùng Vương
    Ngày giỗ hằng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, để tưởng nhớ công ơn dựng nước của mười tám đời vua Hùng. Vào ngày này lễ hội Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

    Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương

    Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương

  33. Sông Lô
    Còn có tên là sông Mã (ít dùng, do dễ nhầm lẫn với sông Mã ở Thanh Hóa), một phụ lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào nước ta tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối sông là "ngã ba sông" Việt Trì, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Sông Lô có hai phụ lưu lớn là sông Chảy và sông Gâm, ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ là sông Phó Đáy và sông Con.

    Sông Lô đoạn chảy qua Hà Giang

    Sông Lô đoạn chảy qua Hà Giang

  34. Sông Đà
    Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).

    Sông Đà

    Sông Đà

  35. Tam Đảo
    Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.

    Tam Đảo trong sương

    Tam Đảo trong sương

  36. Ba kỳ
    Tức Tam Kỳ, tên gọi chung cho ba vùng đất do thực dân Pháp và triều đình bù nhìn nhà Nguyễn phân chia nước ta vào thế kỉ 19. Ba kỳ gồm có: Bắc Kỳ (Tonkin, từ phía Nam tỉnh Ninh Bình trở ra), Trung Kỳ (Annam, từ phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang) và Nam Kỳ (Cochinchine).

    Bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc

    Bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc

  37. Sở cầu như ý
    Được như mong muốn. Cụm từ này thường được dùng khi cầu xin với thần Phật. Cũng đọc là như ý sở cầu.
  38. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  39. Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  40. Uống nhiều nước được coi là biểu hiện của làm việc nhiều, vì làm việc nhiều thì mồ hôi ra nhiều, cơ thể cần nước để bù lại. Lười biếng thì tìm cách trốn tránh công việc bằng mọi lí do mà lí do không thể trì hoãn là đại tiện.
  41. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  42. Yên Thái
    Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.

    Làng Bưởi ngày xưa

    Làng Bưởi ngày xưa

  43. Bài ca dao này có rất nhiều dị bản, mỗi dị bản gắn liền với một địa danh khác nhau.
  44. Tiền tài như phấn thổ
    "Phấn thổ" có lẽ là cách nói chệch của "phẩn thổ" (phân và đất), chỉ những vật dơ bẩn đáng khinh.
  45. Nghĩa trọng tợ thiên kim
    Đạo nghĩa nặng như ngàn vàng.
  46. Ngùi ngùi
    Bùi ngùi.