Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mống
    Cầu vồng (phương ngữ).
  2. Hồi quân
    Gọi binh lính về.
  3. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  4. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  6. Ở đây có sự chơi chữ lập lờ giữa ghe (thuyền) và ghe (bộ phận sinh dục nữ).
  7. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Sáu Ghe.
  8. Nghiêu
    (2337TCN – 2258TCN) một vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế, vì thuộc bộ tộc Đào Đường nên cũng được gọi là Đường Nghiêu. Ông cùng với các vua Thuấn và Vũ sau này được Khổng giáo xem là các vị vua hiền.

    Nghiêu: ông vua mẫu mực của Trung Quốc, tranh lụa do họa sĩ Mã Lân thời nhà Tống thực hiện. Hiện còn lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Quốc lập, Đài Bắc

    Tranh vẽ vua Nghiêu

  9. Cửu nam
    Chín người con trai (từ Hán Việt).
  10. Đan Chu
    Tên một người con trai của vua Nghiêu.
  11. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Nữ nhi
    Con gái nói chung.
  13. Trạo
    Rang thóc tươi trong chảo lớn cho khô (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  14. Cẩm Phả
    Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.

    Cẩm Phả về đêm

    Cẩm Phả về đêm

  15. Ông sếp
    Ông chủ. Từ này có gốc từ tiếng Pháp chef.
  16. Cha chả
    Thán từ dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Huế
    Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đôthần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  18. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Thái Yên
    Làng mộc nổi tiếng từ lâu đời, nay là một xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
  20. Chồn đèn
    Một loại chồn nhỏ, có bộ lông màu hoe hoe, hung hung đỏ, chân thấp, mỏ dài nhỏ, răng rất sắc. Chồn đèn thường sống trong bụi rậm, ăn thức ăn chính là thịt động vật nhỏ như gà con, vịt con, chim, chuột, cá, lươn...
  21. Bồn bồn
    Một loại cây rau mọc hoang ở vùng đất thấp, có nhiều phèn mặn như các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, nhất là Cà Mau. Mỗi lần vào mùa bồn bồn (mùa nước nổi) người ta chọn phần tươi non của cây bồn bồn (thân, lá, gốc) chế biến thành nhiều món ngon như canh, dưa chua, gỏi...

    Bồn bồn

    Bồn bồn

  22. Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
  23. Lính mộ
    Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.

    Lính khố đỏ.

    Lính khố đỏ.

  24. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  25. Đồi mồi
    Một loài rùa biển, mai có vân đẹp nên thường bị đánh bắt để làm đồ mĩ nghệ (lược, vòng tay, vòng đeo cổ...). Những đốm nám trên da hoặc trái cây cũng gọi là vết đồi mồi.

    Con đồi mồi

    Con đồi mồi

  26. Giấc điệp
    Cũng gọi là giấc bướm (điệp nghĩa là con bướm), nghĩa là giấc ngủ, giấc mộng. Theo Trang Tử: "Ngày xưa Trang Chu nằm mộng thấy mình thành bướm bay nhởn nhơ. Đột nhiên tỉnh dậy, thấy mình lại là Trang Chu. Không biết có phải Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm hay bướm nằm mộng thấy mình là Trang Chu?"