Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cốm
    Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Cốm

    Cốm

  2. Đâm
    Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
  3. Ốc
    Tù và làm bằng vỏ ốc, được thổi để báo hiệu hoặc làm hiệu lệnh.

    Thổi ốc trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

    Thổi ốc trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

  4. Quan thầy
    Tên chung người dân dùng để gọi những người có chức quyền thời Pháp thuộc, thường mang ý đả kích.
  5. Khăn mùi xoa
    Khăn vuông nhỏ dùng để lau nước mắt, chùi miệng (từ tiếng Pháp mouchoir). Cũng đọc là mù xoa, mu soa hoặc bô sa.
  6. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  7. Chợ Châu Thành
    Tên một ngôi chợ nay thuộc thị trấn Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, trước đây thuộc quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (lúc này Trà Vinh còn là một phần của Vĩnh Long). Đây là một chợ có từ lâu đời và nổi tiếng trong vùng.
  8. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  9. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  10. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  12. Du
    Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  14. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  15. Châu Trần
    Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.

    Thật là tài tử giai nhân,
    Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.

    (Truyện Kiều)

  16. Sông Trường Giang
    Tên một con sông chạy dọc theo bờ biển ở tỉnh Quảng Nam. Con sông này khá đặc biệt ở chỗ nó không hề có thượng lưu và hạ lưu mà cả hai đầu sông đều đổ ra biển. Đầu sông phía nam đổ ra biển tại cửa Hòa An (hay An Hòa), huyện Núi Thành, đầu sông phía bắc đổ ra biển tại cửa Đại, thị xã Hội An.

    Sông Trường Giang

    Sông Trường Giang

  17. Hò khoan
    Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
  18. Săn sắt
    Còn gọi là cá thia lia hoăc cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân hình rất nhỏ nhưng rất phàm ăn.

    Cá cờ

    Cá cờ

  19. Vá quàng
    Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
  20. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  21. Hợp cẩn
    Cẩn là phân nửa quả bầu được dùng làm chén uống rượu trong lễ cưới. Hợp cẩn (cũng viết là hiệp cẩn) chỉ lễ cưới hoặc lễ động phòng của vợ chồng mới cưới.
  22. Bá tòng
    Cây bá (trắc) và cây tùng, hai loại cây sống rất lâu năm. Bá tòng vì thế tượng trưng cho tình nghĩa lâu bền. Đồng thời bá tòng cũng chỉ sự tu hành, vì hai loại cây này thường được trồng ở sân chùa.
  23. Xáng
    Máy dùng để đào kênh và nạo vét bùn. Con kênh do xáng đào mà có gọi là kênh xáng.

    Máy xáng cạp nạo vét bùn

    Máy xáng cạp nạo vét bùn

  24. Cái Tre
    Một địa danh nay thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
  25. Jê-cờ-ri
    Tôi viết (từ tiếng Pháp J'écris).
  26. Ăng-voa
    Gửi (từ tiếng Pháp envoie).
  27. Me xừ
    Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
  28. Di-đăng
    Công sứ (từ tiếng Pháp résident).
  29. Tú xon
    Cô đơn, một mình (từ tiếng Pháp tout seul).
  30. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  31. Đờ-puy
    Từ khi (từ tiếng Pháp depuis).
  32. Nô-xờ
    Tiệc cưới (từ tiếng Pháp noce).
  33. Ê-loa-nhê
    Xa cách (từ tiếng Pháp éloigné).
  34. Cu-tô
    Con dao (từ tiếng Pháp couteau).
  35. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)

  36. La cua
    Cái sân (từ tiếng Pháp la cour).
  37. Mút
    Rêu (từ tiếng Pháp mousse).
  38. Luyn
    Mặt trăng (từ tiếng Pháp lune).
  39. La săm
    Buồng (từ tiếng Pháp la chambre).
  40. A-mi
    Bạn thân, bạn gái (từ tiếng Pháp amie).
  41. Sơ-mi
    Nghĩa gốc là áo lót (từ tiếng Pháp chemise). Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước.
  42. Lơ li
    Cái giường (từ tiếng Pháp le lit).
  43. Biếng ba
    Xanh xao (từ tiếng Pháp bien pale).
  44. Pơ-răng qua
    Lấy gì (từ tiếng Pháp prendre quoi).
  45. Uyn lét
    Một lá thư (từ tiếng Pháp une lettre).
  46. Ca-đô
    Quà (từ tiếng Pháp cadeau).
  47. Ba-tô
    Tàu thủy (từ tiếng Pháp bateau).
  48. Lác-mơ
    Nước mắt (từ tiếng Pháp larme).
  49. Hồ Trúc Bạch
    Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

  50. Xi vu lét-xê moa
    Nếu anh để lại cho tôi (từ tiếng Pháp si vous laissez moi).
  51. Bông cờ
    Lòng tốt (từ tiếng Pháp bon cœur).
  52. Ta xơ
    Chị gái của anh (từ tiếng Pháp ta sœur).
  53. Ơ-rơ
    Sung sướng (từ tiếng Pháp heureux).
  54. Lơ roa
    Vua (từ tiếng Pháp le roi).
  55. Thành Thái
    (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.

    Vua Thành Thái

    Vua Thành Thái

  56. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  57. 23 tháng Tám là ngày âm lịch; tháng Mười là dương lịch, cách nhau hơn một tháng.
  58. Theo Hoàng Ngọc Phách thì Nguyễn Thị Thời là tên một người phụ nữ quê ở Hải Phòng cưới chồng Tây, theo chồng lên Bắc Ninh. Được ít lâu thì chồng về Tây, cô nhờ người viết hộ một lá thư (cô nói ra, người viết ghi vào giấy), sau thành bài ca dao truyền miệng này.
  59. Chợ Bến Thành
    Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Chợ Bến Thành

    Chợ Bến Thành

  60. Chợ Thầy Phó
    Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.

    Chợ Thầy Phó hiện nay

    Chợ Thầy Phó hiện nay

    Xem phóng sự về chợ Thầy Phó.

  61. Dăm bào
    Vụn gỗ mỏng thải ra khi bào gỗ. Nhân dân ta thường chỉ dùng dăm bào để đốt lửa, lót chuồng, hoặc làm phân bón. Ngày nay dăm bào được mua với khối lượng lớn để xuất khẩu.

    Dăm bào

    Dăm bào

  62. Phương Hoa
    Tên một truyện thơ Nôm thể lục bát hiện chưa rõ tác giả. Truyện có một số dị bản khác nhau, nhưng tất cả đều dựa theo truyền thuyết dân gian về nàng Phương Hoa giả nam đi thi đỗ Tiến sĩ để minh oan cho hôn phu là Cảnh Yên.

    Nay mừng vận mở hành thông
    Bắc nam hòa thuận, tây đông thái bình.
    Bốn phương hải yến hà thanh,
    Muôn dân, trăm họ thái bình âu ca.
    Tích xưa ở huyện Thanh Hoa,
    Có hai hiền sỹ nết na đại tài.
    Tên là Trần Điện, Trương Đài,
    Trẻ thơ đã biết dùi mài nghiệp nho...

  63. Bà Triệu
    Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:

    Hoành qua đương hổ dị
    Đối diện Bà vương nan

    (Vung giáo chống cọp dễ
    Giáp mặt vua Bà khó)

    Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.

    Bà Triệu (tranh Đông Hồ)

    Bà Triệu (tranh Đông Hồ)

  64. Sở
    Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
  65. Tề
    Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
  66. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  67. Khương Thượng
    Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.

    Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.

    Một bức tranh Trung Quốc vẽ cảnh Khương Thượng câu cá

    Một bức tranh Trung Quốc vẽ cảnh Khương Thượng câu cá

  68. Ve
    Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
  69. Bầu
    Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.

    Bầu rượu

    Bầu rượu