Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Khấu đầu
    Cúi đầu lạy (khấu 叩 nghĩa là lạy rập đầu xuống đất).
  2. Tương truyền lúc còn trẻ Đinh Nhật Thận (1815-1866) có lần đến chơi nhà một cô gái. Gặp độ trời mưa, mặt sân trơn, Đinh Nhật Thận bị ngã. Từ trong nhà, cô gái hát vọng ra hai câu đầu. Đinh Nhật Thận nhanh trí đáp lại bằng hai câu cuối.
  3. Khôn
    Khó mà, không thể.
  4. Chậu úp khôn soi
    Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Nghĩa là sự kín nhiệm không lẽ hiểu thấu, giả sử có đều hiểu được thì còn có đều sót, cũng như mặt trời soi còn sót chỗ chậu úp.
  5. Đanh
    Đinh (phương ngữ).
  6. Tổ đỉa
    Một loài cây dại mọc chìm dưới các chân ruộng nước hoặc ven bờ nước, có nhiều ở vùng đồng chiêm trũng. Lá tổ đỉa có nhiều lớp, ken dày, mỏng và hình thù lộn xộn, nom có vẻ rất xơ xác, tớp túa (vì bám nhiều bùn đất).
  7. Cuốc
    Còn gọi là chim quốc, con nghịt, một loại chim nhỏ thường gặp ngoài đồng ruộng, có tiếng kêu "cuốc, cuốc." Tương truyền chim cuốc (cũng gọi là chim đỗ quyên, xin xem chi tiết ở chú thích Đỗ quyên) là do vua Thục Đế mất nước khóc đến chảy máu mắt, chết đi hóa thành.

    Chim cuốc

    Chim cuốc

  8. Cồn
    Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.

    Cồn Phụng (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

    Cồn Phụng (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

  9. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  10. Ba La
    Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
  11. Ngọc Hà
    Một trong mười ba làng nghề (thập tam trại) của Thăng Long-Hà Nội, tương truyền là được lập nên từ thời vua Lý Nhân Tông. Làng Ngọc Hà nổi tiếng từ xưa với nghề trồng hoa, nên cũng gọi là trại Hàng Hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Đầu thế kỷ 20, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc ...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng. Hiện nay nghề này đã mai một.

    Làng hoa Ngọc Hà

    Làng hoa Ngọc Hà

  12. Có bản chép: Hỏi.
  13. Kèo
    Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  14. Đòn tay
    Đoạn tre hay gỗ nằm trên kèo, dùng để đỡ rui của mái nhà.
  15. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  16. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  17. Con Rồng cháu Tiên
    Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.
  18. Đồng Tháp
    Một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia, nổi tiếng với những đầm sen, bàu sen... Ngó và hạt sen là những đặc sản của vùng này.

    Đầm sen Đồng Tháp

    Đầm sen Đồng Tháp

  19. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  21. Ngó
    Mầm non của một số loại cây, mọc từ dưới bùn, dưới nước lên.
  22. Rau cần
    Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.

    Canh cá nấu cần

    Canh cá nấu cần

  23. Có bản chép: người quân tử.
  24. Đãi đằng
    Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
  25. Định Quang
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
  26. Vĩnh Thạnh
    Địa danh nay là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bình Định. Trước đây có thời Vĩnh Thạnh được sáp nhập vào huyện Tây Sơn, nhưng được tái lập vào năm 1982.
  27. Truông Dài
    Một địa danh nay thuộc địa phận xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
  28. Cấp
    Gấp, vội.