Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vàm
    Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
  2. "Ngọn" ở đây chỉ ngọn sông hay ngọn rạch, tức là nơi bắt đầu của con sông hay con rạch, thường cách xa cửa sông, để đối với vàm sông trong câu trên.
  3. Dương gian
    Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
  4. Âm phủ
    Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.

    Một hình vẽ âm phủ

    Một hình vẽ âm phủ

  5. Cộng đồng
    Cùng chung với nhau.
  6. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  7. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  8. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Sông dải non mài
    Nguyên văn chữ Hán: "Lệ sơn đái hà" (ngọn núi nhỏ như hòn đá mài, dòng sông hẹp bằng dải thắt lưng, ý nói sự thay đổi biến chuyển lớn lao trong trời đất) thường dùng khi thề nguyền. Hán Cao Tổ (Trung Quốc) sau khi thống nhất thiên hạ, phân phong đất đai cho các tướng lĩnh, chư hầu, lập lời thề rằng: Dù núi Thái Sơn có mòn đi như hòn đá mài, sông Hoàng Hà có thu lại bằng dải thắt lưng, thì đất phong của các ngươi vẫn mãi mãi yên ổn, truyền đến con cháu.
  11. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  12. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  13. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  14. Cơ hàn
    Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.

    Bạn ngồi bạn uống rượu khan
    Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!

    (Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)

  15. Mai Hắc Đế
    Sinh vào cuối thế kỷ 7 ở Mai Phụ, Nam Đàn, Nghệ An, mất vào năm 722. Đa số các tài liệu ghi rằng tên thật của ông là Mai Thúc Loan, một số khác lại cho ông tên thật là Mai Phượng, tên tự là Mai Thúc Loan. Năm 713, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (tên vùng Nam Đàn, Nghệ An lúc bấy giờ) chống lại nhà Đường, đến tháng 4 thì xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế, xây dựng kinh đô Vạn An tại vùng Sa Nam, giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713-722). Năm 723, nhà Đường cho lực lượng lớn kéo sang đàn áp, Vạn An thất thủ. Có thuyết nói ông bị chém khi giáp trận với giặc, thuyết khác cho ông bị sát hại sau khi quân Đường chiếm được Vạn An, có thuyết lại nói trong khi rút quân, ông bị rắn độc cắn mà chết.

    Về tên hiệu của ông, một số sử sách chép rằng đó là do ông có làn da ngăm đen. Theo Việt điện u linh tập, theo thuyết Ngũ hành, Dịch lý thì màu đen tượng trưng cho nước, mà Mai Thúc Loan vốn xuất thân ở gia đình nấu muối vùng ven biển nên có thể ông lấy hiệu Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.

    Lễ hội đền vua Mai

    Lễ hội đền vua Mai

  16. Thành Vạn An
    Một ngôi thành cổ, nay vẫn còn dấu tích nằm trên núi Đụn thuộc thị trấn Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 722, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường, đã xây dựng thành Vạn An làm đại bản doanh. Từ đây ông đã chỉ huy nghĩa quân đánh tan quân nhà Đường ở Hoan Châu rồi tiến quân ra Bắc đánh chiếm thành Tống Bình giải phóng đất nước.
  17. Ải
    Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.

    Ải Chi Lăng

    Ải Chi Lăng

  18. Sãi
    Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
  19. Kinh Lăng nghiêm
    Một bộ kinh Đại Thừa quan trọng của Phật học.
  20. Đi lính chốn quan ải, biên giới thì nguy hiểm nên lính sợ đi. Kinh Lăng nghiêm là một bộ kinh khó, các sư sãi thường bị bắt học thuộc.
  21. Khoang lai có thể nói lái lại thành khoai lang.
  22. Màu
    Hoa màu, những giống cây trồng làm lương thực (trừ lúa).
  23. Lẫm
    Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
  24. Chùa Cóc
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chùa Cóc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  25. Đô Quan
    Xưa tên là Quán Đổ, nay là thôn Đô Quan thuộc xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định . Ở đây có đình Đô Quan thờ Trần Nhân Trứ, một danh tướng thời nhà Trần.
  26. Lẫm thóc Đô Quan: Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Tương truyền xưa có ông quan Thân vệ Trần Nhân Trứ ở Đô Quan Vọng Doanh đánh cờ với Trần Ích Tắc, ích Tắc thua cờ gán đất đồng Mía, đồng Cà, đồng Cồn cho Nhân Trứ, nên đất tuy thuộc Tân Chân mà do người phường Quán Đổ (sau mới đổi ra Đô Quan) quản lý."
  27. Ba Phố
    Tên một ngã ba sông nay thuộc địa phận xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.