Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có bản chép: Hạt đen, rễ trắng.
  2. Rau sam
    Một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, phiến lá dày, mặt láng, mọc bò lan trên mặt đất. Rau sam có thể dùng để ăn như những loại rau trồng khác. Rau sam phơi khô dùng làm thuốc.

    Rau sam

    Rau sam

  3. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  4. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  5. Hom
    Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
  6. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  7. Bạn ngọc
    Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
  8. Gia thất
    Vợ chồng. Theo Thiều Chửu: Vợ gọi chồng là gia 家, cũng như chồng gọi vợ là thất 室. Vợ chồng lấy nhau vì thế gọi là “thành gia thất.”
  9. Sở
    Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
  10. Tề
    Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
  11. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  12. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Để
    Ruồng bỏ.
  14. Biệt tích
    Hoàn toàn không có tin tức hay dấu vết gì.
  15. Có bản chép: "Anh đi đường ấy xa xa".
  16. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  17. Thanh la
    Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.

    Thanh la

    Thanh la

  18. Xóm Bầu
    Một địa danh nay thuộc xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
  19. Trống chầu
    Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.

    Trống chầu

    Trống chầu

  20. Thi Phổ
    Tên một làng nay là thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nơi có nghề làm mạch nha truyền thống nổi tiếng cả nước.
  21. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  22. Thuận Yên
    Một làng thuộc xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Làng có ba mặt giáp với núi đồi trùng điệp.
  23. Câu tục ngữ này mô tả đời sống sinh hoạt của người dân một số vùng của tỉnh Quảng Ngãi ngày trước: Dân xóm Bầu dùng phèng la làm hiệu lệnh để tập trung và cổ võ dân chúng địa phương đi vét kênh mương sau mùa lũ lụt; dân Thi Phổ dùng trống chầu để cổ võ dân chúng đắp đập, sửa đập vào mùa nước lũ hay báo động mỗi khi con đập bị nước lũ xoang; dân Thuận Yên dùng mõ gỗ để xua đuổi hùm beo mỗi khi chúng xuống làng bắt gia súc hay phá hoại mùa màng.
  24. Bẫy dò
    Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.

    Hình vẽ bẫy dò

    Hình vẽ bẫy dò

  25. Có bản chép: Người khôn tránh chốn hồ đồ xa hoa.
  26. Hồ đồ
    Không phân biệt rõ ràng đúng sai, kết luận vội vàng.
  27. Đầu chày đít thớt
    Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.
  28. Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.

    “Con cò bay la
    Con cò bay lả
    Con cò Cổng Phủ,
    Con cò Đồng Đăng…”
    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

    (Con cò - Chế Lan Viên)

    Cò

  29. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  30. Bồ nông
    Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.

    Bồ nông

    Bồ nông

  31. Cốc
    Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ

    Chim cốc

    Chim cốc

  32. Rau răm
    Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  33. Thuôn
    Chế biến món ăn làm từ thịt bằng cách nấu nhiều nước cùng với hành và rau răm.

    Thịt bò thuôn

    Thịt bò thuôn

  34. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  35. Hát hố
    Một loại hình sinh hoạt dân gian phổ biến ở vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Người hát có thể hát theo bài sẵn có hoặc ứng tác. Hát hố thường gắn liền với việc đồng áng, sinh hoạt ngày mùa như: tát nước, cuốc đất, đập đất, giã gạo, thu hoạch, chế biến bắp, khoai lang, khoai mì... Mở đầu câu hát là “hố khoan lại hò khoan” rồi ngắt nhịp, lúc lấy hơi hay kết thúc câu hát cũng hô lên “hố khoan lại hò khoan”. Không chỉ một mình người hát mà cả người trong nhóm và khác nhóm đều cao giọng “hố, hò” nâng đỡ câu hát, tạo thành giai điệu.
  36. Rầy
    La mắng (phương ngữ).
  37. Đường
    Một triều đại kéo dài từ năm 618 đến năm 907 trong lịch sử Trung Quốc. Vào thời nhà Đường, văn học Trung Quốc, nhất là thơ ca, phát triển cực thịnh. Đa số những nhà thơ lớn nhất của Trung Quốc sống với thời kì này: Vương Bột, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Đỗ Mục...

    Lý Bạch

    Lý Bạch

  38. Tống
    Một triều đại kéo dài từ năm 960 đến năm 1279 trong lịch sử Trung Quốc (cùng thời với nhà Lý trong lịch sử nước ta).
  39. Tam Quốc
    Một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu vào cuối nhà Đông Hán (năm 190) và kết thúc năm 280 với sự sụp đổ của Đông Ngô và sự thống trị của Tây Tấn. Đây là một thời kì loạn lạc, liên tục xảy ra tranh giành quyền lực giữa các phe phái, trong đó mạnh nhất là ba nhà Ngụy, Thục và Ngô cuối cùng tạo nên thế chân vạc, chia ba thiên hạ. Ở nước ta trước đây, thời Tam Quốc được biết đến (nhất là ở miền Nam) qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung.
  40. Chu Du
    Ở miền Nam cũng gọi là Châu Du hay Châu Do, một danh tướng của Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Công Cẩn, là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại Đô Đốc, nên được gọi là Chu Đô Đốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng Xích Bích, trận thủy chiến lớn nhất thời đó. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung mô tả Chu Du là một người còn trẻ, đẹp trai, hiếu thắng và luôn đố kị với Gia Cát Lượng, điều này có lẽ không đúng với lịch sử.

    Chu Du

    Chu Du

  41. Nói chuyện đưa đò
    Nói cho qua chuyện, có ý chòng ghẹo, không thật tâm (phương ngữ Nam Bộ).
  42. Tỉ như
    Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
  43. Đát Kỷ
    Cũng thường bị phiên âm sai thành Đắc Kỷ, một mỹ nhân nổi tiếng trong huyền sử Trung Quốc, gây nên sự sụp đổ của nhà Thương. Theo các câu chuyện dân gian, Đát Kỷ là một con hồ ly hóa thành, quyến rũ Trụ Vương, cùng làm những điều tàn ác, sau cùng bị Khương Tử Nha chém chết. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có chứng cứ về sự tồn tại của nhân vật này.
  44. Trụ Vương
    Tên thật là Tử Thụ, vị vua cuối đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, khét tiếng là một ông vua dâm đãng và tàn ác.
  45. Tráng thủy
    Để chế tạo gương soi, trước đây người ta thường tráng một lớp bạc lên mặt sau của một tấm thủy tinh trong suốt. Quá trình tráng bạc này sử dụng hóa chất ở dạng lỏng nên được gọi là tráng thủy, lớp bạc sau khi hình thành được gọi là lớp tráng thủy, hay là lớp thủy.
  46. Lái
    Bộ phận phía sau đuôi thuyền, có tác dụng điều khiển hướng đi của thuyền. Thuyền thường có hai người chèo: một người đằng lái, một người đằng mũi.
  47. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  48. Than bọn
    Than đã cháy tàn thành tro.