Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chơi chữ, nghĩa là "cầu cho hư hỏng" (cầu cho con cờ bạc, đốt nhà...), cũng có nghĩa là cái cầu hư.
  2. Đậu phụ
    Món ăn làm từ tinh chất đậu nành được làm kết tủa đông lại thành khối. Có nguồn gốc Trung Hoa, đậu phụ là món ăn bình dân của nhiều quốc gia châu Á, và là một trong những món ăn chính của người ăn chay theo đạo Phật.

    Đậu phụ

    Đậu phụ

  3. Tương tàu
    Một loại đồ chấm làm từ đậu nành trộn với muối và bột mì rang để lên men và phơi nắng, có nguồn gốc từ Trung Hoa. Sau quá trình lên men, phần nước được chắt ra gọi là nước tương (xì dầu), phần xác đậu (bã) còn lại gọi là tương tàu. Tương tàu có rất nhiều biến thể tùy theo vùng miền.

    Tương tàu

    Tương tàu

  4. Nam mô
    Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
  5. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  6. Nường
    Nàng (từ cũ).
  7. Ông ầm
    Một tên gọi dân gian của hổ.
  8. Lái
    Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
  9. Trà Nhiêu
    Tên một ngôi làng ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ thế kỷ 16 đến 17, đây là nơi thông thương nổi tiếng nhờ có vị trí giao nhau thuận tiện của 3 nhánh sông Ly Ly, Thu Bồn và Trường Giang cùng đổ ra cửa biển Đại Chiêm.

    Đường làng Trà Nhiêu

    Đường làng Trà Nhiêu

  10. Kim Bồng
    Tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hữu ngạn hạ lưu nơi sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. (Đọc thêm: Làng mộc Kim Bồng).

    Làng mộc Kim Bồng

    Làng mộc Kim Bồng

  11. Tổ đỉa
    Một loài cây dại mọc chìm dưới các chân ruộng nước hoặc ven bờ nước, có nhiều ở vùng đồng chiêm trũng. Lá tổ đỉa có nhiều lớp, ken dày, mỏng và hình thù lộn xộn, nom có vẻ rất xơ xác, tớp túa (vì bám nhiều bùn đất).
  12. Từ tổ đỉa trong câu này là một loại cây nhưng thường bị hiểu nhầm là nơi ở của con đỉa nên có câu ca dao:

    Rách như tổ đỉa ai ơi
    Là cây mà lại tưởng nơi đỉa nằm

  13. Lể
    Miền Bắc gọi là nhể, động tác khều một vật gì ra bằng một vật nhọn (lể gai, lể ốc...).

    Lể ốc

    Lể ốc

  14. Tu hú
    Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  15. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  16. Gạo
    Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.

    Cây hoa gạo

    Cây gạo

  17. Thất ngôn
    Lỡ lời (từ Hán Việt).
  18. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  19. Ngài
    Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  20. Tràng Lưu
    Địa danh nay là một làng thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từ xưa đã là một vùng đất văn vật. Gái Tràng Lưu thông minh, xinh đẹp, nết na có tiếng.
  21. Tam Đảo
    Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.

    Tam Đảo trong sương

    Tam Đảo trong sương

  22. Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về
    Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Vào mùa mưa, thấy mây đen dày đặc đỉnh núi Tam Đảo biết là nước lũ sẽ đổ về, một luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang) và thôn Thanh Lanh (xã Trung Mỹ) theo sông Cầu Bòn tràn về sông Hương Canh (Bình Xuyên), một luồng theo sông Sơn Tang (sông Phan) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), có thể làm ngập úng cả vùng lòng chảo nam Bình Xuyên - bắc Yên Lạc.
  23. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  24. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
  25. Mỏ nhát
    Một loài chim nhỏ, lông rằn, vàng nâu, mỏ dài nhọn, bay rất nhanh và xa; thường kiếm mồi trong các ruộng ít nước ban ngày và kêu ban đêm. Người dân quê thường bắt chim mỏ nhát làm món nướng.

    Chim mỏ nhát

    Chim mỏ nhát

  26. Dùn
    Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).