Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng
    Mâm cỗ có đơn sơ (lưng, không đầy đủ do nhiều hoàn cảnh) không đáng trách bằng việc con cháu quên ngày giỗ ông bà, cha mẹ.
  2. Lầu tây
    Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
  3. Có bản chép: Ai về đằng ấy hôm nay.
  4. Buồng hương
    Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
  5. Duyên Hà và Thần Khê là hai huyện thuộc phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ, nay gồm các xã Đông Đô, Tây Đô, Bình Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Theo truyền thuyết, thứ phi thứ năm của vua Lê Thái Tông là Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao, khi đang có thai đã được vợ chồng Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ và đại thần Đinh Liệt bí mật đưa về Đô Kỳ để tránh bị thứ phi thứ tư là Nguyễn Thị Anh hãm hại. Khi được đón về đến cầu Chày, bên này là đất huyện Duyên Hà và bên kia là đất huyện Thần Khê thì bà trở dạ, nhưng mãi không sinh được. Thấy vậy, bà bèn bảo mang hương hoa đến và thắp hương khấn rằng:

    Phải là con mẹ, con cha
    Thì sinh ở đất Duyên Hà, Thần Khê

    Vừa khấn dứt lời thì bà sinh một hoàng tử “Tư trời rạng rỡ, thần sắc anh dị, tuấn tú, sáng suốt, thực là bậc anh minh” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư), đặt tên là Lê Tư Thành, chính là vua Lê Thánh Tông sau này.

    Cầu Chày, tương truyền là nơi sinh của vua Lê Thánh Tông

    Cầu Chày, tương truyền là nơi sinh của vua Lê Thánh Tông

  6. Có nguồn dẫn thêm hai câu:

    Nhược bằng bác mẹ chẳng sinh
    Thì quăng ra đất Vạn Ninh cho rồi

    Chữ Vạn Ninh này, có người cho là chỉ vạn chài hoặc cửa biển, có người lại cho là chốn yên nghỉ vĩnh hằng.

  7. Đang yên đang lành đọc canh phải tội
    Đang yên đang lành vô sự, đón thầy đón sư về tụng kinh (canh) thì lại hóa phải tội với Thần, Phật, và tốn nhiều tiền. Nghĩa bóng: Tự dưng mua việc, hóa lôi thôi vào mình.
  8. Bàu Ấu
    Còn gọi là bàu Bà Võ, một bàu nướclàng La Qua, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trước là một nhánh của sông Điện Bình, nhưng sau này thì sông bị lấp chỉ còn bàu.
  9. Văn nhân
    Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.

    Trông chừng thấy một văn nhân,
    Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

    (Truyện Kiều)

  10. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  11. Phúc
    Những điều tốt lành. Kinh Thi chia ra năm phúc: Giàu, Yên lành, Thọ, Có đức tốt, và Vui hết tuổi trời (theo Thiều Chửu). Từ thời nhà Nguyễn, chữ này được đọc trại ra thành phước vì kị húy họ Nguyễn Phúc của vua chúa nhà Nguyễn.
  12. Khải Định
    (1885 – 1925), hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn. Ông tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, lên ngôi ngày 18/5/1916, ở ngôi được 10 năm thì lâm bệnh nặng và qua đời. Ông bị lịch sử đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời, chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa, thân Pháp, và không được lòng dân chúng.

    Vua Khải Định

    Vua Khải Định

  13. Câu ca dao này là tập theo hai câu 931 và 932 trong Truyện Kiều:

    Lầu xanh quen lối xưa nay
    Nghề này thì lấy ông này tiên sư

  14. Nhà thờ Lớn Hà Nội
    Tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa thánh Giuse, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, được xây dựng từ năm 1884, nay thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Nhà thờ Lớn Hà Nội xưa

    Nhà thờ Lớn Hà Nội xưa

  15. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.