Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cá liệt
    Còn gọi là cá ót, một loại cá biển có thân có hình thoi, dẹt bên, to khoảng ba, bốn ngón tay, nhiều xương. Cá thường được kho khô ăn kèm với cơm, nấu canh chua hay nấu riêu, hoặc để làm bột cá.

    Cá liệt

    Cá liệt

  2. Bủa
    Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
  3. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  4. Vân Chàng
    Một làng nay thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Làng có nghề rèn truyền thống từ thời nhà Lý (có tài liệu nói là nhà Trần).

    Lửa rèn Vân Chàng

    Lửa rèn Vân Chàng

  5. Làng Sen
    Một làng nay thuộc Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định.
  6. Go
    Một bộ phận của khung cửi, gồm nhiều dây bắt chéo nhau từng đôi một, dùng để luồn và đưa sợi dọc lên xuống trong khi dệt.

    Xâu sợi qua go

    Xâu sợi qua go

  7. Bánh lá dong
    Bánh gói bằng lá dong.

    Bánh tét và bánh chưng gói lá dong

    Bánh tét và bánh chưng gói lá dong

  8. Trâm anh
    Cái trâm cài đầu và dải mũ; dùng để chỉ dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội phong kiến.
  9. Lóng
    Đốt (lóng tay: đốt tay, lóng mía: đốt mía, lóng tre: đốt tre...) (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Vừng
    Đồ đan bằng tre giống cái sàng, nhưng lỗ nhỏ hơn để lọc cám gạo. Có nơi phát âm là dừng.
  11. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  12. Tày
    Bằng (từ cổ).
  13. Cựu
    Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  14. Dao bảy
    Dao của lính ngày xưa để đốn củi, chặt cây nhỏ dọc đường. Có nguồn cho rằng dao bảy có chiều dài lưỡi dao bằng bảy lần bề ngang của bốn ngón tay khép kín, tức là dài khoảng bảy tấc.
  15. Nón chiên
    Nón có ngù bông lông chiên (lông cừu), là một phần trang phục của lính ngày xưa.
  16. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  17. Nón cời
    Nón lá rách, cũ.

    Đội nón cời

    Đội nón cời

  18. Chè
    Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  19. Điếu
    Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.

    Bát điếu và xe điếu

    Bát điếu và xe điếu

  20. Nơm
    Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  21. Vàng mã
    Tiền bạc giả và các loại đồ dùng thường ngày (quần áo, giày dép...) làm bằng giấy để đốt cúng cho người cõi âm dùng, theo tín ngưỡng dân gian. Phong tục đốt vàng mã vào những ngày lễ (ngày rằm, cúng cô hồn, tết Nguyên Đán...) bắt nguồn từ Trung Quốc.

    Hàng mã

    Hàng mã

  22. Đồ mã vốn nhẹ nhàng, nên thuyền chở mã thì bao nhiêu chở cũng vừa. Ăn như thuyền chở mã là ăn bao nhiêu cũng vừa, ăn không biết thế nào là no, ăn rất khoẻ. Làm như ả chơi trăng là làm việc khoan thai, chập chạp, vừa làm vừa chơi, không được mấy tí việc, giống như cô gái đi dạo mát dưới trăng.
  23. Tổng
    Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
  24. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  25. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  26. Tuần Châu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tuần Châu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  27. Vân Sàng
    Còn gọi là sông Vân, là một nhánh của sông Đáy, chảy từ thị xã Tam Điệp, qua huyện Hoa Lư rồi vào thành phố Ninh Bình. Tục truyền, xưa kia khi Dương Hậu, vợ vua Đinh Tiên Hoàng đặt giường trên sông này ở xã Thiện Trạo, huyện Yên Khánh để đón tiếp tướng quân Lê Hoàn đến, trên trời có sắc mây hiển hiện, nên gọi là Vân Sàng. Sông Vân chảy qua nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử như núi Ngọc Mỹ Nhân, chợ Rồng, chùa Non Nước...

    Cùng với núi Dục Thuý, sông Vân tạo thành biểu tượng của thành phố Ninh Bình, gọi là vùng đất "núi Thúy sông Vân."

    Sông Vân núi Thúy

    Sông Vân núi Thúy

  28. Sa đì
    Tên gọi dân gian của bệnh trĩ.
  29. Giữ giàng
    Như giữ gìn.
  30. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  31. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  32. Ba sinh
    Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.

    Ví chăng duyên nợ ba sinh,
    Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?

    (Truyện Kiều)

  33. Đinh ninh
    Nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để nhớ kỹ.

    Vầng trăng vằng vặc giữa trời
    Đinh ninh hai mặt một lời song song

    (Truyện Kiều)