Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tượng
    Giống, tương tự.
  2. Cặc lọ
    Cặc lõ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  3. Lim
    Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  4. Gọ
    Gỗ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  5. Từ Thức
    Nhân vật trong truyện Từ Thức gặp tiên, được chép lại trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ:

    Xưa có người tên là Từ Thức, nhân đi chơi hội đã cởi áo gấm giúp một cô gái xinh đẹp. Sau chàng từ quan, tìm thú vui nhàn tản. Một lần ra cửa biển Thần Phù, Từ Thức đi qua núi và thấy một hang động rất đẹp, được bà chủ động gả cho Giáng Hương, chính là người chàng đã giúp thuở nào. Được một năm, Từ Thức nhớ nhà, muốn về thăm. Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi về đến quê nhà, tất cả đều đã đổi thay, không ai biết chàng là ai. Chàng hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu ba đời của mình. Từ Thức buồn rầu, muốn lại ngồi lên xe tiên để đi, thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chàng chỉ thấy có dòng chữ: "Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ." Về sau, người ta thấy Từ Thức đội nón nhẹ đi vào núi Hoàng Sơn (thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) rồi không thấy trở về nữa.

    Hang động nơi Từ Thức gặp tiên nay là động Từ Thức.

  6. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  7. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  8. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  10. Khau Co
    Tên một ngọn đèo thuộc Than Uyên, Lai Châu. Đây là nơi nghĩa quân Mường Lay, Mường Khoa ở địa phương chặn đánh thực dân Pháp kịch liệt ngày 20/11/1886 khi chúng tấn công lên Than Uyên.

    Phong cảnh trên đèo Khau Co, Than Uyên

    Phong cảnh trên đèo Khau Co, Than Uyên

  11. Khau Phạ
    Tên một ngọn đèo rất cao và hiểm trở nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời, hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời.

    Đèo Khau Phạ trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua Mù Cang Chải

    Đèo Khau Phạ trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua Mù Cang Chải

  12. Khau Riềng
    Cũng viết là Khau Giềng, tên một ngọn đèo thuộc bản Bó Lun, xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, Lai Châu.
  13. Kẻ Mơ
    Tên một vùng đất rộng lớn ở phía Đông Nam thành Thăng Long xưa, bao gồm Hoàng Mai, Tương Mai, Hồng Mai (sau đổi thành Bạch Mai vì kị húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) và Mai Động ngày nay. Làng Hoàng Mai có rượu cúc và rượu mơ rất nổi tiếng, nên gọi là làng Mơ Rượu. Làng Mai Động lại có nghề làm đậu phụ rất ngon, gọi là Mơ Đậu. Còn ở làng Tương Mai, các nhà ven đường đều mở hàng cơm, nên có tên khác là Mơ Cơm.
  14. Vừng
    Vầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Nhật nguyệt
    Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.

    Mai sau dầu đến thế nào,
    Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần

    (Truyện Kiều)

  16. Cha nhỏ đầu, con nhỏ chân cùng chỉ chữ tiểu 小 (nhỏ) ở đầu chữ Quang 光 trong tên Quang Trung và chân chữ Cảnh 景 trong tên Cảnh Thịnh, tức Nguyễn Quang Toản, con trai của Quang Trung. Năm Nhâm Tuất 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, qua được hai đời cha và con.