Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đèn dầu
    Đèn đốt bằng dầu hỏa, gồm một bầu đựng dầu bằng thủy tinh hoặc kim loại, một sợi bấc (tim đèn) để hút dầu, và hệ thống núm vặn. Đèn dầu còn được gọi là đèn Hoa Kỳ (Huê Kỳ), mà theo tác giả Nguyễn Dư thì tên này bắt nguồn từ tên cửa hiệu Hoa Kỳ phố Jules Ferry (Hàng Trống ngày nay) chuyên làm đồ khảm xà cừ và bán đèn sắt tây. Hiện nay đèn dầu vẫn còn được thấy ở các vùng quê nghèo.

    Đèn dầu

    Đèn dầu

  2. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  3. Thăng
    Bằng 1/10 đấu.
  4. Đấu
    Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  5. Một thăng gạo ơn hơn đấu gạo thù
    Giúp người một thăng gạo khi đói, người ta sẽ biết ơn. Nhưng nếu cứ tiếp tục cho gạo, dần dà người nhận sẽ xem đó là chuyện đương nhiên, đến khi không được giúp nữa sẽ sinh hận.
  6. Lãnh Mỹ A
    Cũng gọi là tơ xuyên, một loại vải lãnh nổi tiếng một thời ở làng lụa Tân Châu, nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Để làm được một cây lụa Mỹ A phải tốn rất nhiều công sức. Ðầu tiên phải chọn loại tơ tằm tốt nhất, đem về quay ra, móc cửi, rồi đưa lên khung dệt. Để tạo màu cho lụa, người ta chọn những trái mặc nưa lớn và còn xanh (không chọn những trái chín vì không còn nhựa) sau đó giã nát như bột, cho vào khăn lược vắt lấy nước màu đen, rồi cho vào thùng để nhuộm. Trung bình cứ nhuộm một cây lụa dài 20 m thì phải cần đến 100 kg mặc nưa. Thời gian nhuộm và phơi ròng rã mất 1 tháng 10 ngày mới xong. Chính vì tốn nhiều công lao như vậy nên lãnh Mỹ A là một mặt hàng cao cấp trước đây.

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  7. Nhược bằng
    Nếu như (từ cổ).
  8. Két
    Còn gọi là vẹt, một loài chim có lông sặc sỡ, đặc biệt có khả năng bắt chước tiếng người nên thường được nuôi làm cảnh.

    Vẹt

    Vẹt

  9. Tự Đức
    (1829 – 1883) Vị hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến nước ta. Thời gian ông ở ngôi đánh dấu nhiều sự kiện trong lịch sử nước ta, trong đó quan trọng nhất là tháng 8/1858, quân Pháp nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho thời kì thống trị của người Pháp ở Việt Nam.

    Vua Tự Đức

    Vua Tự Đức

  10. Bất nhơn
    Bất nhân (cách nói của miền Trung và miền Nam), không có tính người, tàn ác. Từ này cũng được dùng với mục đích than vãn, ta thán.
  11. Dưới thời vua Tự Đức, trong triều xảy ra việc Hồng Bảo (anh cùng cha khác mẹ của Tự Đức) mưu toan cướp ngôi, sau đó chết một cách bí ẩn trong ngục. Người đương thời cho là vua Tự Đức giết anh để trừ hậu họa. Bài ca dao này ám chỉ đến việc này.
  12. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  13. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  14. Ác đen đậu cây quế
    Chỉ sự không tương xứng, thường là trong quan hệ lứa đôi.
  15. Thất Sơn
    Còn có tên là Bảy Núi, chỉ hệ thống 37 ngọn núi mọc giữa đồng bằng Tây Nam Bộ, nằm trong địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bảy ngọn núi tiêu biểu được dùng để gọi tên cả dãy Thất Sơn bao gồm: Núi Cấm, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Phụng Hoàng, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước. Hiện nay chưa rõ vì sao tên Bảy Núi lại được dùng.
  16. Núi Két
    Hay còn gọi là Anh Vũ Sơn, người hành hương gọi là núi Ông Két , là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Gọi là núi Két vì bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra nhìn giống mỏ con chim két (hay chim anh vũ).

    Núi Két

    Đỉnh núi Két

  17. Ngộ
    Gặp gỡ (từ Hán Việt).
  18. Quan Công
    Tên thật là Quan Vũ, tự là Vân Trường, Trường Sinh, một danh tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Quan Công là một trong những nhân vật lịch sử được biết đến nhiều nhất ở Đông Á, hình ảnh của ông được đưa vào nhiều loại hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v. Ông được biểu tượng hóa thành hình mẫu con người trung nghĩa, chính trực, được thờ phụng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Hồng Kông.

    Hình tượng quen thuộc của Quan Công trong dân gian: mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt, có lúc cưỡi ngựa xích thố

    Hình tượng quen thuộc của Quan Công trong dân gian: mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây Thanh Long Yển Nguyệt đao, có lúc cưỡi ngựa Xích Thố

  19. Đò đưa
    Sang ngang, lấy chồng nhiều lần.
  20. Giếng lạn
    Giếng để lâu ngày, đất cát lấp cạn đi.
  21. Một loại cây cho gỗ rất đẹp, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp.

    Cây gõ trong vườn quốc gia Cát Tiên

    Cây gõ trong vườn quốc gia Cát Tiên

  22. Bù xòe
    Một loại côn trùng cánh cứng, chuyên đục khoét các thân cây gỗ hoặc cây mía.
  23. Chính chuyên
    Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
  24. Nhang trần
    Loại nhang rẻ tiền, không có hiệu và không được gói trong bao giấy.
  25. Võng đào
    Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
  26. Mươn
    Bàn nhỏ đóng bằng tre, dùng để dọn thức ăn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  27. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  28. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  29. Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
    Ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham.
  30. Nhập gia tùy tục
    Vào nhà nào thì phải theo phong tục của nhà đó. Mở rộng ra, đến nơi nào thì phải theo phong tục tập quán của nơi đó.