Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vàm Nao
    Tên một con sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Theo học giả Vương Hồng Sển, sông này "đứng làm ranh giới giữa Long Xuyên và Châu Đốc, chảy dọc theo làng Hòa Hảo... Vì nước chảy như cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, nên gọi là Hồi Oa, nôm gọi là Vàm Nao, do tiếng Cơ Me (Khmer) là 'pãm pênk nàv'."
  2. Cá hô
    Một loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có kích thước rất lớn (có những con nặng hơn 100kg), được đánh bắt để làm mắm và nhiều món ăn ngon. Cá hô trước đây có rất nhiều ở miền Tây Nam Bộ, nhưng hiện nay đã gần tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ.

    Cá hô

    Cá hô

  3. Cá bông lau
    Một loại cá nước lợ có nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá có mình trắng, da trơn, thân có lớp mỡ dày rất béo. Cá bông lau gắn liền với các món ăn dân dã đặc trưng miền Tây Nam Bộ như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ...

    Cá bông lau

    Cá bông lau

    Cá bông lau kho tộ

    Cá bông lau kho tộ

  4. Thư lại
    Viên chức trông coi việc giấy tờ ở công đường thời phong kiến, thực dân. Ở Trung và Nam Bộ, từ này cũng được phát âm thành thơ lại.
  5. Dễ ngươi
    Khinh nhờn, không xem ra gì.
  6. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  7. Chiếu miến
    Loại chiếu nhỏ sợi, nằm êm.
  8. Võng đào
    Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
  9. Điếu
    Đồ dùng để hút thuốc (thuốc lào hoặc thuốc phiện). Điếu để vào trong cái bát gọi là điếu bát. Điếu hình ống gọi là điếu ống.

    Bát điếu và xe điếu

    Bát điếu và xe điếu

  10. Cói
    Còn gọi là cỏ lác, thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam. Cói cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cây này được trồng để làm chiếu. Ở một số vùng, nhân dân đào lấy củ cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.

    Cói

    Cói

  11. Đay
    Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.

    Cây đay

    Cây đay

  12. Xe
    Ống dài dùng để hút thuốc lào hay thuốc phiện. Ống cắm vào điếu bát để hút thuốc lào được gọi là xe điếu hoặc cần hút. Ống để hút thuốc phiện gọi là xe lọ.

    Bát điếu và xe điếu

    Bát điếu và xe điếu

  13. Sậy
    Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.

    Bãi sậy

    Bãi sậy

  14. Có bản chép: lấy.
  15. Đình trung
    Giữa (sân) đình.
  16. Giang sơn
    Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
  17. Sa cơ
    Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
  18. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  19. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  20. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  21. Sứa
    Miền Nam cũng gọi là sưa sứa, loại động vật biển thân mềm, mình như cái tán, có nhiều tua, trong suốt. Sứa có thể được chế biến thành nhiều món ăn như bún sứa, nộm sứa…

    Sứa

    Sứa

  22. Áo chân cáy, váy chân sứa
    Áo váy rách rưới tả tơi (như chân cáy, chân sứa).
  23. Cá lìm kìm
    Còn gọi là cá kìm hay cá nhái, tên chung của những loài cá có thân hình thuôn dài với đặc trưng là mỏ kéo dài ra như cái kìm (xem ảnh). Cá lìm kìm có nhiều loài khác nhau, một số loài sống ở nước ngọt (sông, hồ), một số loài khác lại sống ở nước lợ hay nước mặn. Cá lìm kìm nước ngọt trong hình dưới đây có thân màu trắng trong, dài từ 5 đến 10 milimet. Những loài khác sống ở nước mặn (biển) hay nước lợ có kích thước lớn hơn. Cá lìm kìm nước ngọt là loài cá rất dễ gặp ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở sông, hồ, mương kênh hay ao nào ta cũng có thể dễ dàng thấy chúng nếu để ý quan sát kỹ.

    Cá lìm kìm nước ngọt

    Cá lìm kìm nước ngọt

  24. Rau răm
    Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  25. Bình phích
    Cách người miền Trung gọi cái phích, đồ đựng giữ nóng nước.
  26. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Hột.
  27. Kẻ Mỏ
    Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  28. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  29. Rọng
    Ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  30. Rú ri
    Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  31. Bói cá
    Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...

    Chim bói cá

    Chim bói cá

  32. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  33. Quảng Nam
    Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  34. Nguyễn Văn Siêu
    Thường được gọi là Nguyễn Siêu, nhà thơ, nhà văn hóa Việt Nam thế kỉ 19. Ông cùng với người bạn vong niên Cao Bá Quát được coi là hai danh sĩ tiêu biểu thời bấy giờ. Ngoài tài năng văn chương, thơ phú và các đóng góp về nghiên cứu, Nguyễn Siêu cũng là người đã đứng ra tu sửa đền Ngọc Sơn, bắc cầu Thê Húc, xây Tháp BútĐài NghiênHồ Gươm vào năm 1865.
  35. Cao Bá Quát
    Một nhà thơ nổi danh vào thế kỉ 19, đồng thời là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương (sử cũ gọi là giặc Châu Chấu). Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay là xã Phú Thị huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Nổi tiếng văn hay chữ tốt từ nhỏ, nhưng do tính tình cương trực, thẳng thắn, Cao Bá Quát có hoạn lộ rất lận đận. Năm Giáp Dần (1854), ông cùng một số sĩ phu yêu nước nổi dậy tại Mỹ Lương (Sơn Tây) nhưng mau chóng thất bại và bị giết vào cuối năm 1855. Về tài năng văn chương của ông và người bạn vong niên Nguyễn Siêu, vua Tự Đức có hai câu thơ khen:

    Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
    Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường

    Tạm dịch nghĩa: Văn như Siêu, Quát thì thời nhà Hán (Trung Quốc) cũng không có được. Thơ như Tùng (Tùng Thiện Vương), Tuy (Tuy Lý Vương) thì đời nhà Đường cũng không tới được.

  36. Dèm
    Dèm pha, nói xấu.
  37. Lựu
    Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.

    Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

    (Truyện Kiều)

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Hoa lựu

    Hoa lựu

    Quả lựu

    Quả lựu

  38. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  39. Duyên nợ
    Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
  40. Vắn
    Ngắn (từ cổ).

    Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
    Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  41. Bận
    Mặc (quần áo).
  42. Đám
    Đám cưới, đám giỗ, tiệc tùng nói chung (phương ngữ Nam Bộ).
  43. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...