Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Rạp hát bóng
    Rạp chiếu phim (từ cũ).
  2. Sở đồ hình
    Trại giam (từ cũ).
  3. Thông Lãng
    Một làng nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, do cách phát âm của xứ Nghệ mà thành Thông Lạng.
  4. Cạp cồi lồ ngô
    Ăn cùi (lõi) bắp, theo cách phát âm của người xứ Nghệ.
  5. Con người ta xa nhau thì sinh niềm thương nhớ mà muốn đi đến thăm nhau (vì đi xa nên thành ra mỏi chân), còn khi gần nhau lâu ngày dễ có tranh chấp này nọ, rồi thành khinh nhờn nhau, sinh cãi cọ (mỏi miệng).
  6. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  7. Có bản chép: trong.
  8. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  9. Trạng nguyên
    Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
  10. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Lục Trạng.
  11. Nọc
    Nông cụ cầm tay bằng một khúc gỗ tròn có tra cán, dùng để xoi một lỗ trên đất ruộng khô rồi cấy cây lúa vào đó.

    Nọc

    Nọc

  12. Bạn vàng
    Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  13. Điểm chỉ
    In dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.

    Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
    - Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!

    (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

  14. Có sừng thì đừng có nanh
    Trâu bò có sừng là vũ khí lợi hại nhưng không có nanh. Có ưu thế về mặt này thì hỏng mặt kia.
  15. Huỳnh tinh
    Tên dân gian là cây mì tinh, miền Nam gọi là bình tinh, có vùng gọi là cây ngải hoặc cây nghệ tinh, một loại cây bụi gần giống gừng và nghệ, cho củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao, nạc trắng, chứa nhiều bột. Bột huỳnh tinh được chế biến bằng cách cho củ vào cối giã nhuyễn, khuấy với nước sạch, xơ được vớt ra bằng tay và rây nhuyễn, dung dịch nước bột lỏng như sữa được để lắng xuống đáy vật chứa, kế đó chắt nước để ráo, rồi phơi khô trên vải. Nhân dân ta dùng bột huỳnh tinh để nấu chè hoặc làm những thức ăn tráng miệng.

    Củ huỳnh tinh

    Củ huỳnh tinh

  16. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  17. Mai
    Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.

    Hoa mai

    Hoa mai

  18. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  19. Chim di
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chim di, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  20. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  21. Đụn
    Đống cao (ví dụ: đụn lúa, đụn rơm).