Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng
    Ruộng giữa đồng là ruộng gần, tiện canh tác, trông nom. Chồng giữa làng nghĩa là chồng cùng làng, tiện đi lại, tìm hiểu. Cũng có ý kiến cho rằng vợ chồng cùng làng lấy nhau thì tiền cheo (gọi là cheo nội) ít hơn là vợ chồng khác làng (cheo ngoại).
  2. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  3. Rỗ
    Bề mặt bị lồi lõm lỗ chỗ. Mặt rỗ thường do nhiều sẹo nhỏ di chứng của bệnh đậu mùa, mụn...gây nên.
  4. Nhẵn, phẳng (phương ngữ Nam Bộ).
  5. Cán vá
    (Cánh tay) bị khoèo, hơi cong như hình phần cán của cái vá. Dị tật này có thể do bẩm sinh, nhưng thường là do bị té ngã, xương bị gãy mà không chữa trị đúng cách, khiến cho gân bị “cứng” lại ở tư thế cong.
  6. Trì
    Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Chi chi: nhiều việc chưa biết, khó hiểu. Chành: rành; chành chành: rành rành, sự rõ ràng. Kinh thi Việt Nam của Trương Tửu lại đề nghị dị bản khác là "Chu chu rành rành", nghĩa là "Nay bá cáo cho mọi người cùng biết".
  8. Cái đinh, ám chỉ súng đạn.
  9. Có nguồn cho rằng câu này chỉ đến sức mạnh vũ trang Tây phương mà tới cuối thế kỷ 18 người Việt ta mới biết, điển hình là sự kiện quân Pháp nổ súng vào cửa Đà Nẵng năm 1858. Nguồn khác lại cho câu này liên quan đến sự kiện ta nổ súng vào đồn Mang Cá năm 1885.
  10. Ám chỉ việc vua Lê Hiển Tông chết vào ngày Mậu Ngọ (ngày 17), tháng Ngọ (7), năm Bính Ngọ (1786), sau 47 năm trị vì. Nhà vua chết vào đúng lúc kinh đô Thăng Long bị quân Tây Sơn chiếm giữ. Có nguồn cho câu này chỉ sự kiện vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 hay vua Hàm Nghi bị người Pháp đày sang Bắc Phi năm 1888.
  11. Ngụ đế
    Tạm giữ ngai vàng (chữ Hán).
  12. Có nguồn cho câu này ám chỉ ba vua trước đời Hàm Nghi: Dục Đức (làm vua ba ngày năm 1883), Hiệp Hòa (làm vua bốn tháng 1883), Kiến Phúc (tại vị 1883-1884) lần lượt lên ngôi và đều bị sát hại. Giả thiết khác cho rằng câu này chỉ tình trạng vào cuối thế kỷ 18, đầu 19, nước ta bị chia ba, miền Bắc dưới quyền vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), miền Trung là Thái Đức (Nguyễn Nhạc), và miền Nam dưới tay Gia Long (Nguyễn Ánh). Nguồn khác lại cho câu này chỉ ba màu trên cờ tam sắc của thực dân Pháp.
  13. Trên dưới đều do Tây cai trị. Có bản chép "Cấp kế thượng hải" (có nghĩa là viện binh từ biển tới), giải thích rằng câu này ám chỉ việc Hoàng tử Cảnh theo ông Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện năm 1789.
  14. Chỉ ba làng Thanh Lạng, Thanh Cốc và Tha Mặc, là nơi vua Hàm Nghi ẩn trốn khỏi sự truy lùng của người Pháp từ 1884 đến 1888.
  15. Chỉ sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt năm 1888.
  16. Bài đồng dao này còn được giải nghĩa theo các quẻ trong kinh Dịch. Vì quy mô website có hạn, chúng tôi không thể dẫn ra đây, nhưng khuyến nghị bạn đọc thêm từ các nguồn khác nếu có hứng thú tìm hiểu Dịch học. Bạn có thể bắt đầu từ đây.
  17. Phương tiện
    Đối đãi, xử trí mọi việc (từ cũ).

    Khi chè chén khi thuốc thang,
    Đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh.

    (Truyện Kiều)

  18. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  19. Canh cửi
    Sợi chỉ dọc (canh hoặc kinh) trên Khung cửi">khung dệt (cửi). Chỉ công việc dệt vải, dệt lụa.

    Dệt cưởi

    Dệt cửi

  20. Chợ Đồng Xuân
    Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.

    Cổng chợ Đồng Xuân

    Cổng chợ Đồng Xuân

  21. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  22. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Thất ngôn
    Lỡ lời (từ Hán Việt).
  24. Bạn
    Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  25. Lương duyên
    Duyên lành, duyên tốt đẹp (từ cũ trong văn chương).
  26. Cầu Ô Thước
    Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
  27. Rồng mây
    Còn nói hội rồng mây, hội long vân, chỉ việc gặp thời cơ tốt, công danh hiển đạt, nguyên từ một câu trong Kinh Dịch "Vân tùng long, phong tùng hổ" (mây theo rồng, gió theo hổ), ý nói những vật cùng khí loại thường cảm ứng mà tìm đến nhau. Trong ca dao Nam Bộ, rồng mây lại biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó giữa đôi lứa trong tình yêu.
  28. Tơ hồng
    Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.

    Dây tơ hồng

    Dây tơ hồng

  29. Bói cá
    Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...

    Chim bói cá

    Chim bói cá

  30. Vạn thọ
    Một loài cây họ cúc, hoa thường có màu vàng hoặc cam, có rất nhiều cánh. Vì "vạn thọ" có thể dịch thoát ý là "sống thọ một vạn năm," nên hoa vạn thọ thường được nhân dân ta dùng trong các dịp Tết hoặc lễ cúng.

    Hoa vạn thọ

    Hoa vạn thọ

  31. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  32. Gầy hốc hác.
  33. Mai
    Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.

    Hoa mai

    Hoa mai

  34. Đào tơ
    Do tiếng Hán Đào yêu, tên một bài thơ trong Kinh Thi, trong có đoạn:

    Đào chi yêu yêu,
    Hữu phần kỳ thực.
    Chi tử vu quy,
    Nghi kỳ gia thất.

    Tạ Quang Phát dịch:

    Đào tơ mơn mởn tươi xinh,
    Trái đà đơm đặc đầy cành khắp cây.
    Theo chồng, nàng quả hôm nay.
    Ấm êm hòa thuận nồng say gia đình.

    Văn học cổ thường dùng những chữ như đào non, đào tơ, đào thơ, đào yêu... để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.

  35. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  36. Chùa Sỏi
    Tên Nôm của chùa Sùng Nghiêm (Sùng Nghiêm Linh Tự), sau đổi tên thành chùa Vân Lỗi, nay là chùa Vân Hoàn. Chùa được dựng vào thời nhà Lý, tọa lạc tại làng Thạch Giản, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

    Chùa Sùng Nghiêm

    Chùa Sùng Nghiêm

  37. Bạch Câu
    Tên nôm là kẻ Sung, một làng biển chuyên nghề cá nay thuộc địa phận xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
  38. Thạch Tuyền
    Tên một làng nay thuộc địa phận xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ triều Lý đến triều Nguyễn, làng có nhiều người thi cử đỗ đạt.

    Tam quan chùa Thạch Tuyền

    Tam quan chùa Thạch Tuyền

  39. Đá Trắng
    Một ngọn núi nay thuộc xã An Dân, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Tại đây có chùa Đá Trắng (Bạch Thạc Tự, hoặc chùa Từ Quang) được xây dựng từ năm 1797, xung quanh là một vườn trồng giống xoài quý cũng có tên là xoài Đá Trắng. Tương truyền, xoài Đá Trắng trái nhỏ, vỏ mỏng, cùi ngọt lịm, để được lâu, hương không phai, mùa quả chín, mùi thơm đặc trưng bay xa vài trăm mét. Đặc biệt, các giống xoài khác khi ra hoa màu vàng, xoài Đá Trắng xưa thì hoa màu trắng và duy chỉ những cây trồng trong khuôn viên chùa thì quả mới có những đặc điểm quý hiếm kia. Thời Nguyễn đây là vật phẩm tiến vua. Mỗi năm vào tết Đoan Ngọ tỉnh Phú Yên phải dâng vua từ 1000 đến 2000 quả xoài.

    Chùa Đá Trắng

    Chùa Đá Trắng

  40. Phương Mai
    Tên một hòn núi nhỏ nằm ở phía Đông của đầm Thị Nại (trước là cửa biển Thị Nại) thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đồng thời cũng là tên bán đảo và vịnh ở đây.

    Tượng Hưng Đạo Đại Vương trên núi Phương Mai

    Tượng Hưng Đạo Đại Vương trên núi Phương Mai

  41. La Hai
    Một địa danh nay là thị trấn trung tâm huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 45 km. Thị trấn La Hai nằm bên bờ sông Cái, cảnh vật rất nên thơ, lãng mạn.

    Nghe bài hát La Hai tháng Tư.

  42. Đồng Cọ
    Vùng núi nay thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ở đây có kiểu mưa địa hình rất đặc biệt: đang nắng có thể mưa to ngay được, có khi mưa rách lá chuối đầu làng, nhưng cuối làng vẫn khô ráo, gọi là mưa Đồng Cọ.
  43. Phường Lụa
    Địa danh trước thuộc thôn Ngân Sơn, xã An Thạch, nay thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phường Lụa nổi tiếng bánh tráng và sắn.

    Sắn Phường Lụa

    Sắn Phường Lụa

  44. Rồng
    Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.

    Rồng thời Lý

    Rồng thời Lý