Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thổ Công
    Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.

    Một hình ảnh về Thổ Công

    Một hình ảnh về Thổ Công

  2. Hà Bá
    Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.

    Một hình vẽ Hà Bá theo truyền thuyết

    Một hình vẽ Hà Bá theo truyền thuyết

  3. Lâm tuyền kỳ ngộ
    Tên dân gian là Bạch Viên - Tôn Các, một truyện thơ khuyết danh phổ biến ở Nam Bộ ngày trước. Truyện kể về hai nhân vật chính là Bạch Viên (con vượn cái lông trắng) và chàng học trò Tôn Các. Nhờ phép thuật của Phật, Bạch Viên cởi bỏ lốt vượn, hóa thành thiếu nữ xinh đẹp, kết duyên cùng Tôn Các, sinh được hai con trai. Nhưng Bạch viên phải tuân lệnh Thiên đình, mãn số ở trần gian, từ giã chồng con về cõi tiên. Tôn Các ở lại trần gian, đi thi được chấm đậu, vua ban áo mão vinh quy. Sau cùng Ngọc Hoàng thương tình hai người ly biệt nên cho phép Bạch Viên xuống trần lần nữa tái hợp cùng Tôn Các để trọn đạo vợ chồng, sau khi chết lại cùng về thượng giới.

    Truyện thơ này đã được chuyển thể thành vở cải lương Bạch Viên - Tôn Các (xem tại đây).

  4. Khúc nôi
    Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
  5. Sơn ca
    Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.

    Chim sơn ca

    Chim sơn ca

  6. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  7. Nhiễu
    Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
  8. Áo chẹt
    Áo bó sát người (chẹt có nghĩa là chỗ hẹp).
  9. Chỉ lần tiến quân ra Bắc lần thứ nhất (1786) của Nguyễn Huệ với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh." Đến ngày 17 tháng 7 nhuận (9-9-1786) thì nghĩa quân Tây Sơn lại kéo quân về Nam, lặng lẽ êm đềm, người trong thành không một ai hay biết.
  10. Sông Bồ Đề
    Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  11. Chỉ lần tiến quân ra Bắc lần thứ hai (1788 - 1789) của Nguyễn Huệ, đại phá 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh.
  12. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  13. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  14. Ròi
    Giòi (cách phát âm của một số vùng miền Bắc).
  15. Cái cân ngày xưa có một quả cân. "Cân già" tức là cân nặng hơn mức cần thiết, ngược lại là cân non.
  16. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  18. Khăn xéo
    Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
  19. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  20. Điên điển
    Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...

    Bông điên điển

    Bông điên điển

    Gỏi bông điên điển và tép đồng

    Gỏi bông điên điển và tép đồng