Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  2. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  3. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  4. Mãn
    Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
  5. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  6. Tuần Châu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tuần Châu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  7. Vân Sàng
    Còn gọi là sông Vân, là một nhánh của sông Đáy, chảy từ thị xã Tam Điệp, qua huyện Hoa Lư rồi vào thành phố Ninh Bình. Tục truyền, xưa kia khi Dương Hậu, vợ vua Đinh Tiên Hoàng đặt giường trên sông này ở xã Thiện Trạo, huyện Yên Khánh để đón tiếp tướng quân Lê Hoàn đến, trên trời có sắc mây hiển hiện, nên gọi là Vân Sàng. Sông Vân chảy qua nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử như núi Ngọc Mỹ Nhân, chợ Rồng, chùa Non Nước...

    Cùng với núi Dục Thuý, sông Vân tạo thành biểu tượng của thành phố Ninh Bình, gọi là vùng đất "núi Thúy sông Vân."

    Sông Vân núi Thúy

    Sông Vân núi Thúy

  8. Mảng
    Mải, mê mải (từ cũ).
  9. Bương
    Giống cây bề ngoài giống như tre, thân to, thẳng, mỏng mình. Các dân tộc miền núi thường dùng thân bương (ống bương) làm vật dụng gia đình như đựng giấy tờ, chứa nước, làm điếu cày, đựng thức ăn,...

    Đựng nước bằng ống bương

    Đựng nước bằng ống bương

  10. Nơm
    Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  11. Khoai lang
    Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang

  12. Giang
    Sông lớn (từ Hán Việt).
  13. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  14. Mần đĩ phải sắm giẻ lót
    Làm việc gì cũng phải lo liệu, chuẩn bị chu đáo.
  15. Lèn
    Núi đá vôi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  16. Giăng
    Trăng (phương ngữ Bắc Bộ).

    Lòng tôi không giăng gió
    Nhưng gặp người gió giăng

    (Khúc hát - Lưu Quang Vũ)

  17. Cửa Ông
    Địa danh nay là phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có đền Cửa Ông, được xem là một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam, thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật lịch sử thời Trần.

    Đền Cửa Ông

    Đền Cửa Ông

  18. Còi tầm
    Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
  19. Bắt cô trói cột
    Một loài chim thuộc họ Cu cu, chim trưởng thành nửa thân trên có màu trắng, nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Tiếng chim kêu nghe như "Bắt cô trói cột" nên dân gian lấy làm tên, sinh sống hầu như trên khắp nước ta. Nghe tiếng chim bắt cô trói cột.

    Bắt cô trói cột

    Bắt cô trói cột

  20. Dân phu
    Người dân lao động phải làm những công việc nặng nhọc trong chế độ cũ (phu xe, phu mỏ, phu đồn điền).
  21. Ưng
    Bằng lòng, đồng ý, thuận theo.
  22. Có bản chép: Tiếc.
  23. Tôm bạc
    Còn gọi là tôm thẻ chân trắng, vì chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên gọi là tôm bạc. Tôm bạc là một loại hải sản quý.

    Món ăn từ tôm bạc

    Món ăn từ tôm bạc

  24. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  25. Bài ca dao này có lẽ là lấy ý từ hai câu đầu trong bài thơ Ngôn chí của Trần Danh Án, nhà thơ và là quan nhà Lê trung hưng.

    Nhân chi dữ vật bất đồng quần
    Phong nghĩ tuy vị thượng hữu quân

    Dịch:
    Kiến ong còn biết nghĩa quân thần
    Há lẽ làm người chẳng nhớ ân

  26. Hàm Rồng
    Tên một ngọn núi nằm trong dãy Ngũ Hoa Phong nằm bên bờ sông Mã, có dáng như đầu rồng. Tên Hàm Rồng cũng được đặt cho một cây cầu ở khu vực này, đồng thời là tên của một phường thuộc thành phố Thanh Hóa hiện nay.